Yếu tố cấu trúc cầu khiến phức hợp

Một phần của tài liệu Hành động cầu khiến trong thơ tình (khảo sát dựa trên cứ liệu tuyển tập thơ tình việt nam thế kỷ XX) (Trang 107 - 108)

- Động từ nhắc + gì, làm gì, chi, làm ch

2. Lực ngôn trung cầu khiến trong thơ tình

2.3.2. Yếu tố cấu trúc cầu khiến phức hợp

“Để ngỏ sự lựa chọn” cho người đối thoại có nghĩa là người nói phải diễn đạt, sử dụng ngôn từ sao cho ý kiến, lời thỉnh cầu của mình không có nguy cơ bị từ chối hay bác bỏ. Trong những trường hợp này, sử dụng cách nói giảm nhẹ, hàm ngôn hay các biểu thức rào đón là thích hợp. Việc truyền tin bằng hàm ý giúp người nói tránh được trách nhiệm về điều được nói ra. Ví dụ, cách nói I wonder if you could help me open the window? sẽ được ưa dùng hơn so với Open the window!.

Trong thơ, cách nói này càng được áp dụng triệt để bởi đặc trưng của thơ là cách nói bóng bẩy, tu từ khác hẳn với cách nói tường minh trong văn xuôi hay hội thoại. Một kết cấu ngữ pháp phức hợp của hành động cầu khiến với nhiều cú chính, cú phụ đi liền nhau dưới dạng những biểu thức rào đón đã làm tăng mức độ gián tiếp của lời cầu khiến, theo tỷ lệ nghịch, cường độ lực ngôn trung sẽ bị giảm xuống (thường chỉ là lực thỉnh cầu không có lực khuyến lệnh).

(1) Dẫu bây giờ không nắm được tay em Mắt trong mắt như cái thời lửa cháy Nhưng hãy lọc trong tro tàn đen ấy Có nghĩa điều đốt mãi chẳng thành tro

(Lê Quang Sang, Tro tàn quá khứ - tr.452)

(2) Hãy yêu anh như buổi ban đầu

Em vẫn thường yêu tiếng chim và màu xanh bình dị Để anh được là phần hồn anh nghĩ

Và bài ca của em mãi mãi ngân vang…

(3) Em đừng nhìn đi đâu nữa em Anh không biết vì sao, ai có lỗi Nhưng mãi mãi vẫn một câu hỏi Sao bóng hoa trên tường lại đen…

(Bế Kiến Quốc, Hoa huệ - tr. 371)

Các hành động cầu khiến trên, lực ngôn trung trở nên gián tiếp hơn bao giờ hết bởi tính chất rào đón của các lời thỉnh cầu (biểu hiện bằng cấu trúc phức hợp và trùng điệp của các cú phụ, phục vụ cho nội dung ý nghĩa của cú chính). Trong ví dụ (1), để đi đến hành động ngôn trung cầu khiến hãy lọc…thì vai trao đã phải rào đón bằng hai cú phụ mang vai trò giải thích ngữ cho cả cú chính (gồm 4 câu thơ): Dẫu bây giờ không nắm được tay em/ Mắt trong mắt như cái thời lửa cháy. Thực ra biểu thức rào đón của nó là “dẫu… nhưng hãy…” với mục đích giải thích lý do cho hành động cầu khiến và làm giảm cường độ lực ngôn trung cầu khiến (có thể hiểu như là cầu khiến thăm dò).

Trong ví dụ (2) vừa nêu trên, toàn bộ hành động cầu khiến được biểu hiện bằng một cú phức với nòng cốt là (Em) hãy yêu anh. Em là đề, hãy yêu anh là thuyết của một nòng cốt cú chính, nhưng làm thành phần bổ ngữ cho động từ

yêu, và là giải thích ngữ cho cả cú chính đó là một loại các cú phụ: ...như buổi ban đầu/ Em vẫn thường yêu tiếng chim và màu xanh bình dị/ Để anh được là phần hồn anh nghĩ/Và bài ca của em mãi mãi ngân vang…Thành phần giải thích ngữ mang tính rào đón này có tác dụng tác động vào sắc thái tình thái của cường độ lực ngôn trung thỉnh cầu, làm lời thỉnh cầu của anh bỗng trở nên tha thiết hơn, cấp thiết hơn với đòi hỏi được em đáp ứng nhiệt tình và nồng nhiệt.

Một phần của tài liệu Hành động cầu khiến trong thơ tình (khảo sát dựa trên cứ liệu tuyển tập thơ tình việt nam thế kỷ XX) (Trang 107 - 108)