Động từ ngôn hành cầu khiến

Một phần của tài liệu Hành động cầu khiến trong thơ tình (khảo sát dựa trên cứ liệu tuyển tập thơ tình việt nam thế kỷ XX) (Trang 36 - 37)

1. Cầu khiến trực tiếp bằng các phương tiện từ vựng

1.1.1. Động từ ngôn hành cầu khiến

Trên thế giới, người đầu tiên tuyên bố về sự ra đời của động từ ngôn hành (performative verb) là nhà ngôn ngữ học, nhà triết học người Anh John L.Austin (trong cuốn How to do things with word - 1962). Ở Việt Nam, vấn đề này đã được đề cập đến bởi một số nhà nghiên cứu ngôn ngữ [19, 26, 38…].

Động từ ngôn hành (hay ngữ vi - performatives) là những động từ mà khi phát âm chúng ra cùng với biểu thức ngữ vi (có khi không có biểu thức ngữ vi đi kèm) là người nói thực hiện luôn cái hành vi ở lời do chúng biểu thị [70; 97]. Theo tác giả Trần Kim Phượng [70; 34], trong tiếng Việt có 20 động từ ngôn hành có ý nghĩa cầu khiến, là các động từ: bảo, bắt, bắt buộc, can, cầu, cấm, cho, cho phép, chúc, đề nghị, khuyên, lạy, mời, nhờ, ra lệnh, van, xin, xin phép, yêu cầu. Theo Chu Thị Thủy An [3; 138], trong tiếng Việt chỉ có 13 động từ xuất hiện ở vị trí động từ cầu khiến. Chúng là: cấm, cho, cho phép, đề nghị, khuyên, nhờ, mời, lạy, ra lệnh, van, xin, xin phép, yêu cầu. Theo Đào Thanh Lan [46; 13] con số động từ ngôn hành xuất hiện trong tiếng Việt là 15.

Khảo sát trong Tuyển tập thơ tình Việt Nam thế kỷ XX, chúng tôi thấy xuất hiện thêm động từ ước (chưa thấy các nhà nghiên cứu nói trên đề cập đến).

Về vai trò của động từ ngôn hành trong một cấu trúc cầu khiến, chủ yếu nằm ở phương diện là phương tiện đánh dấu lực ngôn trung cầu khiến, còn nội dung cầu khiến chính của phát ngôn (nội dung cốt lõi) được thể hiện ở vị trí động từ chính, không phụ thuộc hoàn toàn vào động từ ngôn hành. Ở đây, chúng tôi cũng nhìn nhận vai trò của động từ ngôn hành từ phương diện là

phương tiện hình thức đánh dấu sự nhận diện một phát ngôn cầu khiến hay không, lực ngôn trung cầu khiến là như thế nào.

Một phần của tài liệu Hành động cầu khiến trong thơ tình (khảo sát dựa trên cứ liệu tuyển tập thơ tình việt nam thế kỷ XX) (Trang 36 - 37)