Đặc trưng cường độ lực ngôn trung cầu khiến trong thơ tình

Một phần của tài liệu Hành động cầu khiến trong thơ tình (khảo sát dựa trên cứ liệu tuyển tập thơ tình việt nam thế kỷ XX) (Trang 100 - 104)

- Động từ nhắc + gì, làm gì, chi, làm ch

2. Lực ngôn trung cầu khiến trong thơ tình

2.2.2. Đặc trưng cường độ lực ngôn trung cầu khiến trong thơ tình

Xem cường độ lực ngôn trung của phát ngôn cầu khiến là mức độ mong muốn của vai trao đối với vai nhận trong việc thực hiện hành động P, tức mức độ ép buộc vai nhận thực hiện nội dung cầu khiến, thì có thể nói rằng lực ngôn trung cầu khiến trong thơ tình được đặc trưng bởi cường độ nhẹ và gần như không có nội hàm của các khái niệm ép buộc, ra lệnh, cấm

Như đã khẳng định, chúng tôi xem hành động cầu khiến trong thơ nói chung, trong thơ tình nói riêng là trường hợp đặc biệt của loại hành động ngôn trung này. Thực tế, cầu khiến trong thơ tình mang giá trị tu từ học và lực ngôn trung cầu khiến gần như chỉ có lực cầu chứ không có nhiều lực khiến (vắng hẳn bóng các động từ ngôn hành như ra lệnh, cấm, cho phép/ cho, yêu cầu, đề nghị, khuyên, xin phép…, và chỉ xuất hiện với tần số cao động từ xin). Ngay cả trong các hành động cầu khiến đích thực mà chúng tôi khảo sát được cũng có rất nhiều phụ tố đi kèm động từ nhằm làm giảm lực ngôn trung theo chiều hướng giảm khiến, tăng cầu.

Người tình hỡi

Xin em đừng đến nữa

Vần thơ rơi vào vết bỏng của khu vườn…

(Đoàn Mạnh Phương, Tình khúc – tr. 350)

Trong lời cầu khiến trên lực ngôn trung biểu thị chủ yếu qua vị từ tình thái

đừng (nghĩa tình thái của đừng bao gồm các nét nghĩa yêu cầu, đề nghị, khuyên không nên hành động một điều/việc gì đó… tùy theo từng ngữ cảnh và dụng ý hành chức)… ở trên, đừng đi cùng động từ đến biểu thị một lực ngôn trung nghiêng về yêu cầu “em đừng đến” nhưng lực ngôn trung yêu cầu này đã bị giảm cường độ do các yếu tố phụ tố đi kèm như: tình thái xưng hô hỡi, động từ ngôn hành xin và bổ ngữ nữa đằng sau động từ đến (khác với cường độ mệnh lệnh khi câu chỉ có nòng cốt em đừng đến). Như vậy, lời yêu cầu đã trở thành lời thỉnh cầu, khẩn cầu (cường độ ngôn trung đã bị giảm theo hướng giảm

khiến tăng cầu). Hiện tượng này có thể khẳng định là phổ biến trong lời cầu khiến ở thơ tình. Một số ví dụ khác:

Nắng chia nửa bãi; chiều rồi

Vườn hoang trinh nữ xếp đôi lá rầu Sợi buồn con nhện giăng mau

Em ơi ! Hãy ngủ… anh hầu quạt đây.

(Huy Cận, Ngậm ngùi – tr.22)

Một thuyền hai kẻ ngổn ngang Đò ơi mau chở dùm sang tới bờ

(Nguyễn Ngọc San, Nhớ đò – tr.384)

Em ơi chiều đã muộn rồi

Hoàng hôn xin tím một trời biệt nhau Chỉ là cát bụi mà đau

Nói chi muộn triệu tinh cầu chơi vơi

(Phạm Đình Thái, Mai sau – tr. 404)

Chúng tôi gọi lực ngôn trung của hành động cầu khiến trong thơ tình là lực ngôn trung khẩn cầu (xin) hay thỉnh cầu thuộc nhóm cầu mong, để phân biệt với các lực ngôn trung cầu khiến của nhóm khuyến lệnh (directives).

Các động từ ngôn hành biểu thị lực ngôn trung thuộc nhóm khuyến lệnh như: order (ra lệnh), command (yêu cầu), request (đề nghị) v.v... đều có đặc trưng chung là, khi được dùng trong các phát ngôn ngôn hành tường minh, chúng biểu thị ý chí của người nói muốn những người khác, thường là người nghe, hãy thực hiện một hành động cụ thể. Hơn nữa, về cơ bản, các nét nghĩa

yêu cầu, đề nghị… tuy mang sắc thái đòi hỏi, ràng buộc người nghe thực hiện một hành động, nhưng sự bắt buộc, nhiều khi không phải từ phía người nói mà chính là từ phía trách nhiệm hiển nhiên của người nghe phải thực hiện những quy ước đã được quy định (yêu cầu không hút thuốc trong phòng làm việc, đề nghị để xe đúng nơi quy định).

Điều đó giải thích cho hiện tượng tại sao hành động ngôn trung cầu khiến trong thơ tình lại vắng hẳn các động từ ngôn hành thuộc nhóm khuyến lệnh

(directives) như ra lệnh, cấm, yêu cầu, đề nghị…Rõ ràng, cường độ lực ngôn trung cầu khiến trong thơ tình là cường độ nhẹ với lực cầu lớn hơn lực khiến.

Về sự khác nhau giữa lực ngôn trung thỉnh cầu, khẩn cầu với lực ngôn trung mang ý nghĩa khuyến lệnh, Gs. Đỗ Hữu Châu phân biệt: Khẩn cầu (xin) và ra lệnh tuy cùng đích ở lời nhận được hành động C ở B, nhưng hiệu lực khác nhau: lệnh có tính cưỡng bức, còn khẩn cầu không có tính cưỡng bức mà trông đợi vào “lòng tốt”, “thiện ý của B” [20; 251].

Khi thỉnh cầu (chứ không phải nêu mệnh lệnh hoặc ra lệnh), người nói biểu thị ý của họ muốn điều gì đó xảy ra, nhưng họ cũng thừa nhận một cách rõ ràng rằng người nghe có quyền không tuân theo. Trong khía cạnh này, thỉnh cầu giống với câu hỏi không trung hoà, loại câu hỏi được gọi là câu hỏi dẫn dắt hay có định hướng, những câu hỏi như: - Cái cửa mở, phải không?, khi phát ngôn câu này, người nói biểu thị sự cam kết phỏng chừng hay tạm thời của mình về thực cách của mệnh đề Cái cửa mở nhưng đồng thời thừa nhận người nghe cái quyền bác bỏ nó (không mở). Nói một cách khác, trong hỏi định hướng và thỉnh cầu, người nói thể hiện sự cam kết của họ đối với các thành tố

nó-là-thế (it-is-so) và nó-nên-thế (so-be-it) của phát ngôn và ngỏ ý muốn người nghe cũng vậy.

Anh không xứng là biển xanh

Nhưng anh muốn em là bờ cát trắng

Anh xin làm sóng biếc Hôn mãi cát vàng em Hôn thật khẽ, thật êm Hôn êm đềm mãi mãi

Anh không xứng là biển xanh Nhưng cũng xin làm bể biếc Để hát mãi bên gành

Một tình chung ko hết

(Xuân Diệu, Biển - tr. 37)

Lời cầu khiến trên của vai trao đối với vai nhận (có thể là tác giả với một S2

nào đó, cũng có thể của một S1’ với một S2’, S3’…); vai trao - người nói biểu thị ý thỉnh cầu em là bờ cát trắng, và lời khẩn cầu Anh xin làm sóng biếc…/ xin làm bể biếc; tuy nhiên những lời cầu khiến loại này cũng thừa nhận một cách rõ ràng rằng vai nhận có quyền không chấp nhận, hoặc không thể chấp nhận hành động ngôn trung kia. Em hoàn toàn có thể từ chối (chỉ trên nguyên tắc hội thoại, không dùng khi phân tích nghĩa biểu cảm của bài thơ) lời tỏ tình đáng yêu này.

Như vậy, có thể khẳng định: lực ngôn trung cầu khiến trong thơ tình có cường độ nhẹ với lực cầu (khẩn cầu, thỉnh cầu, mong muốn) là lực trội. Có một số yếu tố bên trong và bên ngoài phát ngôn đã chi phối theo chiều hướng làm giảm cường độ lực này (trình bày trong mục 2.3 của Chương 3).

Một phần của tài liệu Hành động cầu khiến trong thơ tình (khảo sát dựa trên cứ liệu tuyển tập thơ tình việt nam thế kỷ XX) (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w