- Động từ nhắc + gì, làm gì, chi, làm ch
1. Vai trao và vai nhận hành động cầu khiến trong thơ tình Quy chiếu vai trao và vai nhận trong thơ tình
1.1.1. Quy chiếu vai trao-vai nhận trong phát ngôn cầu khiến nói chung
Quy chiếu được nhiều tác giả quan niệm như là quan hệ giữa từ và thực thể, hoặc như là quan hệ giữa phát ngôn - tức cũng là giữa biểu thức chiếu vật - với các bộ phận trong ngữ cảnh của nó [21; 192]. Nhiều tác giả coi quy chiếu là hành vi gắn với chức năng cho cái biểu đạt (expressipon) của người nói/viết:
Bằng hành vi dẫn đến (refer), người nói gắn cho (invest) cái biểu đạt chức năng quy chiếu [90; 177]. Các tác giả G.Brown (1991), G.Yule (1996) cũng khẳng định quy chiếu là hành vi của người nói.
Hành vi quy chiếu gắn liền với hành vi suy ý. Nếu hành vi quy chiếu là hành vi của người nói, xuất phát từ người nói, mà qua đó, bằng nhận thức của mình đặt trong mối quan hệ với nhận thức của người nghe, người nói sử dụng ngôn ngữ để miêu tả một hiện thực khả hữu (possible world) trong ngôn cảnh cụ thể… thì suy ý là hành vi của người nghe dựa vào nhận thức của mình để suy ra cái thực thể (entity) mà người nói chủ định miêu tả bằng cách sử dụng một biểu thức quy chiếu khác. Hai hành vi này có hai chủ thể khác nhau và được tiến hành ngược chiều nhau nhưng lại có quan hệ khăng khít với nhau, ràng buộc nhau, không thể tách rời. Vì vậy, hành vi quy chiếu phải được khảo sát cùng với hành vi suy ý.
Trong cấu trúc hành động cầu khiến, quy chiếu và suy ý là một trong những loại hành vi thành phần. Khảo sát hoạt động của quy chiếu và suy ý trong hành động cầu khiến là nhằm xác định rõ bản chất hoạt động của hành động này, là cơ sở cho việc phân tích ngôn bản cầu khiến, nhất là ngôn bản cầu khiến có tính chất gián tiếp (mà thể loại nghệ thuật thơ là ví dụ tiêu biểu).
Quy chiếu vai trao và vai nhận là những hành vi ngôn ngữ (linguistic acts) quan trọng và không thể thiếu trong quá trình xác định tiền giả định giao tiếp cho hành động cầu khiến. Kết quả của các hành vi quy chiếu vai trao-vai nhận trong hành động cầu khiến không những được biểu đạt bằng từ ngữ (tên riêng, đại từ xưng hô, biểu thức miêu tả xác định), mà còn bằng ngữ pháp hoặc bằng
ngôn cảnh; chúng có thể biểu đạt độc lập và cũng có thể qua phương tiện biểu đạt các chức năng khác.