NỘI DUNG HÀNH ĐỘNG CẦU KHIẾN TRONG THƠ TÌNH

Một phần của tài liệu Hành động cầu khiến trong thơ tình (khảo sát dựa trên cứ liệu tuyển tập thơ tình việt nam thế kỷ XX) (Trang 80 - 81)

- Động từ nhắc + gì, làm gì, chi, làm ch

NỘI DUNG HÀNH ĐỘNG CẦU KHIẾN TRONG THƠ TÌNH

Ngữ nghĩa của một phát ngôn là toàn bộ nội dung, thông tin được phát ngôn đó truyền đạt, là tổng hòa của nhiều hệ thống nghĩa. Cái cấu trúc ngữ nghĩa thực có trong tất cả các phát ngôn luôn luôn là kết quả của sự thống hợp thông tin miêu tả và thông tin dụng học [17; 10]. Ngữ nghĩa học bao gồm tất cả các phương diện ngữ nghĩa xuất hiện khi các yếu tố, đơn vị của hệ thống ngôn ngữ được đưa vào hoạt động thực hiện chức năng (Đỗ Hữu Châu) [13; 12].

Như vậy, để tạo nên ngữ nghĩa của một phát ngôn cầu khiến, cần phải có tập hợp những yếu tố cơ bản mà chúng tôi gọi là hệ thống phạm trù các yếu tố tạo nên cấu trúc nội dung của hành động cầu khiến. Đó là các yếu tố: a) Vai trao lời cầu khiến; b) Vai nhận; c) Lực ngôn trung cầu khiến; d) Nội dung cầu

khiến; e) Hiệu lực cầu khiến (bao gồm kết quả phản ứng của vai nhận và tính cấp thiết của việc thực hiện hành động ngôn trung cầu khiến). Các yếu tố ngữ nghĩa đó tạo thành một cấu trúc chung, có tính phạm trù; có mối liên quan, liên hệ mật thiết với nhau và với cái tổng thể chung (hệ thống của các hệ thống).

Chúng tôi cũng xác định các yếu tố ngữ nghĩa thuộc cấu trúc nội dung của hành động cầu khiến trong thơ tình sẽ trùng với các yếu tố (5 yếu tố nói trên) của hành động cầu khiến chung. Cái khác, cái đặc trưng nằm trong bản chất biểu hiện của từng yếu tố (sẽ được chúng tôi làm rõ trong từng tiểu mục của Chương 3 - đồng thời cũng là từng yếu tố).

Đặc điểm biểu hiện các yếu tố ngữ nghĩa thuộc cấu trúc nội dung của hành động cầu khiến trong thơ tình bị chi phối mạnh mẽ bởi đặc trưng thể loại nghệ thuật thơ ca. Do đó, trong quá trình phân tích, giải quyết vấn đề, chúng tôi đã vận dụng nhiều những kiến thức lý luận thể loại (nghệ thuật thi ca), lý luận sáng tác (vai trò tác giả) và lý luận tiếp nhận (vai trò người đọc) của bộ môn nghệ thuật này. Bởi chính nó đã chi phối và làm nên những khác biệt, những đặc trưng của hành động cầu khiến trong thơ nói chung, trong thơ tình nói riêng so với hành động cầu khiến trong văn xuôi tự sự, trong hội thoại giao tế - điều mà đã được chúng tôi đặt ra để giải quyết ngay từ đầu.

Trong 5 yếu tố thuộc cấu trúc nội dung ngữ nghĩa của hành động cầu khiến trong thơ tình (vai trao, vai nhận, lực ngôn trung, nội dung cầu khiến, hiệu lực cầu khiến), chúng tôi gộp yếu tố vai trao và yếu tố vai nhận vào chung một tiểu mục, những yếu tố còn lại mỗi yếu tố là một tiểu mục. Vai trao và vai nhận được xếp vào chung một tiểu mục để đảm bảo sự quy chiếu có tính luân phiên của các vai trao và nhận trong thơ (khác với tính duy nhất xác định của quan hệ Tôi - anh - bây giờ - ở đây trong hội thoại giao tiếp).

Một phần của tài liệu Hành động cầu khiến trong thơ tình (khảo sát dựa trên cứ liệu tuyển tập thơ tình việt nam thế kỷ XX) (Trang 80 - 81)