Nội dung mang tính phổ quát

Một phần của tài liệu Hành động cầu khiến trong thơ tình (khảo sát dựa trên cứ liệu tuyển tập thơ tình việt nam thế kỷ XX) (Trang 115 - 117)

- Động từ nhắc + gì, làm gì, chi, làm ch

3. Nội dung cầu khiến trong thơ tình 1 Định nghĩa nội dung cầu khiến

3.2.2. Nội dung mang tính phổ quát

Việc tổ chức ngôn ngữ của thơ dù theo hướng có thông báo nổi trội thì vẫn khác với ngôn ngữ tự sự. Bởi vì thông báo ở thơ khác thông báo tự sự. Thông báo ỏ thơ không bị hạn chế về địa điểm, thời gian, đối tượng. Nói như Phan Ngọc, nó phi thời gian, phi không gian và cho cả loài người, nó đa nghĩa vì mỗi

người sẽ hiểu nó trong hoàn cảnh riêng [62]. Hoặc nói như Valéry: Người ta gán nghĩa gì thì thơ tôi nghĩa ấy. Nghĩa nào tôi định, chỉ đúng với tôi, và không thể buộc ai khác thừa nhận.

Trong hội thoại, phát ngôn cầu khiến: Hãy đưa tôi quyển sách - nội dung cầu khiến đưa quyển sách chỉ có giá trị tuyệt đối duy nhất với một đối ngôn S2

đang tồn tại cạnh tôi (S1), tại một thời điểm to mà S1 đang cần một quyển sách X nào đó, còn S2 có khả năng mang lại quyển sách X này cho S1. Phát ngôn này không mang nghĩa nội hàm, cũng không có tính phổ quát mà giá trị nội dung cầu khiến của nó là giá trị duy nhất ổn định, tuyệt đối |1-1|. Nó chỉ mang giá trị khác khi nó không còn là chính nó.

Trong thơ, mỗi người đọc có thể đưa tác phẩm vào hoàn cảnh của mình, quan hệ với mình và phát hiện ra nghĩa cho tác phẩm từ những quan hệ mới. Có thể thấy điều này qua lịch sử tiếp nhận Truyện Kiều của Nguyễn Du và nhiều trường hợp tiêu biểu khác. Hình tượng cô Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám được mỗi người đọc cảm nhận một cách khác nhau. Ðối với người bình dân xưa, cô Tấm điển hình cho quan niệm đạo đức ở hiền gặp lành. Ðối với Chế Lan Viên, cô Tấm là của tài năng diệu kỳ:

Ôi đất nước của vạn nghìn cô Tấm

Xé vỏ thị bà tiên ra mà làm chuyện bất ngờ

Ở Phó Ðức Phương, cô Tấm là hiện thân của vẻ đẹp trong lao động, của tình yêu lao động: Những cô Tấm ngày xưa như vẫn còn đây trong mùa trẩy hội…

Nội dung hành động cầu khiến trong thơ cũng mang tính phổ quát chung này của thơ. Mọi người, mọi lứa tuổi, mọi giới tính, mọi nghề nghiệp, giai cấp đều có thể tiếp nhận nội dung cầu khiến trong thơ (trao và nhận) và tiếp nhận theo cách của mình:

Đừng nhìn em cái nhìn như lửa Hai chúng ta đã có vợ có chồng

Trái ảo mộng xin đừng bao giờ hái Vị ngọt ngào thành đắng chát trong tim

(Lê Khánh Mai, Chạy trốn – tr. 296)

Tôi có vợ. Em có chồng

Cả hai cùng sắp nên ông, nên bà Một xa thì đã là xa

Giày vò nhau nữa để mà làm chi

Đành thôi! Bằng sự im lìm

Đi trong giấc mộng mà tìm đến nhau…

(Trần Nhuận Minh, Chiêm bao – tr. 300)

Nội dung cầu khiến của các hành động cầu khiến trên là lời khuyên nhủ (hoặc tự khuyên) không nên dấn sâu vào các mối quan hệ tình cảm ngoài chồng, ngoài vợ. Song khi tiếp nhận thơ, khi sống với hình tượng thơ, ở trong mỗi một độc giả sẽ có một hình tượng mà hình tượng đó sẽ không trùng khít với hình tượng tác phẩm và cũng không trùng khít với hình tượng mà người khác cùng tiếp nhận. Cái tình cảm ngoài chồng, ngoài vợ đó vì thế, cũng khác nhau. Quyết định tới tính đa dạng và đa diện của nghệ thuật từ phía chủ thể tiếp nhận là các yếu tố: tuổi tác, cá tính cảm xúc, quan điểm thẩm mĩ, thị hiếu thẩm mĩ, trình độ văn hóa, địa vị xã hội, thành phần giai cấp, năng lực của từng người…

Một phần của tài liệu Hành động cầu khiến trong thơ tình (khảo sát dựa trên cứ liệu tuyển tập thơ tình việt nam thế kỷ XX) (Trang 115 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w