- Động từ nhắc + gì, làm gì, chi, làm ch
3.2.4. Một số kiểu dạng nghi vấn cầu khiến khác
Ba dạng trên là phổ biến của hình thức nghi vấn - cầu khiến trong thơ tình, và chiếm đến 25/30 trường hợp. Nó không có kiểu dạng 1, 4, 6, 7 như trong hội thoại, theo sự khảo sát và phân chia của Đào Thanh Lan. Riêng kiểu dạng thứ 3 theo sự phân chia của Đào Thanh Lan [47] (câu hỏi chứa khuôn kết cấu hỏi có... không), thì trong thơ tình có xuất hiện một vài trường hợp mang ý nghĩa giống kiểu hỏi về khả năng hành động như kết cấu có thể... không:
Em có về thăm Mũi Né không? Mùa xuân thương nhớ má em hồng ...
Em có về thăm Mũi Né xưa ? Con đường sỏi đá vẫn quanh co
Một số trường hợp khác giống như kiểu dạng 2 đã nói ở trên (chỉ khác, đây câu hỏi với từ ai mang nghĩa phủ định) tạo tiền đề cho một hàm ý cầu khiến với sắc thái mời chào:
Tơ vương tóc rối chân gà
Ai mua, tôi bán để mà cầu duyên
(Nguyễn Thị Đạo Tĩnh, Bùa lá – tr. 428)
Như vậy, câu hỏi - cầu khiến là kiểu câu hỏi có hình thức hỏi hiển ngôn để nhằm mục đích nói ngôn trung cầu khiến (hành động nghi vấn - cầu khiến). Khác với trong hội thoại (theo sự phân chia của tác giả Đào Thanh Lan [47] trong hội thoại có 7 kiểu dạng nghi vấn- cầu khiến), trong thơ tình chỉ có 3 kiểu dạng chủ yếu của phát ngôn này (1. Nghi vấn phủ định có hàm ý khuyên không nên hành động; 2. Nghi vấn với cặp từ hỏi “sao…không” hàm ý khuyên hành động; 3. Nghi vấn với cặp từ ngữ phủ định + “mà” hàm ý khuyên không nên hành động). Song, có thể thấy vai trò quan trọng của hành động cầu khiến gián tiếp này trong thơ xét về mặt dụng học (tính lịch sự, văn hóa mời mọc).
4. Tiểu kết