1. Cầu khiến trực tiếp bằng các phương tiện từ vựng
1.2.1. Vai trò của các động từ “mong”, “muốn” trong việc biểu thị ý nghĩa cầu khiến ở tiếng Việt
Khái niệm về câu cầu khiến được trình bày trong các sách ngữ pháp tiếng Việt thường động chạm đến hai từ mong và muốn, chẳng hạn: Câu cầu khiến nêu lên ý muốn của chủ thể phát ngôn và yêu cầu người nghe đáp lại bằng hành động [69]. Câu cầu khiến chứa đựng ý muốn, nguyện vọng hay mệnh lệnh của người nói đối với người nghe (Đinh Trọng Lạc, Bùi Minh Toán, 1992). Song, nhiều nhà nghiên cứu ngữ pháp trước đây, khi liệt kê những phương tiện đánh dấu lực ngôn trung cầu khiến trực tiếp, chưa mấy ai nhắc đến vai trò của hai động từ này. Theo sách Ngữ pháp tiếng Việt của UBKHXH, 1983: “Câu cầu khiến là nói chung về các trường hợp yêu cầu, chúc tụng, sai bảo.
a) Có thể dùng các phụ từ: hãy, đừng, chớ
b) Động từ xin vốn có nghĩa mạnh (cầu xin, van xin) đã có phần giảm nghĩa và có thể dùng làm phụ từ biểu thị sự cầu khiến.
c) Các từ đi, nào đặt ở vị trí cuối câu cũng có thể dùng làm phụ từ biểu thị sự cầu khiến.
d) Cũng có thể dùng ngữ điệu” (tr. 24)
Diệp Quang Ban [9] dùng thuật ngữ câu mệnh lệnh và cho rằng câu mệnh lệnh đích thực là câu có phụ từ tạo ý mệnh lệnh như hãy, đừng, chớ đứng trước vị từ và đi, thôi, nào đứng sau vị từ.
Hoàng Trọng Phiến cho rằng nội dung cầu khiến có 3 loại: 1) Mời mọc, yêu cầu; 2) Mệnh lệnh, cấm đoán; 3) Kêu gọi, chúc tụng. Phương tiện cầu khiến có 3 loại: hư từ (hãy, đừng, chớ, nghe, cứ, chứ nào…); thực từ có nghĩa cầu khiến
(cấm, không được, mời, cho phép, cho….) và ngữ điệu dùng như nhau cho mọi ngôi của chủ ngữ [69; 282-292].
Như vậy, hai động từ mong, muốn đã không được các nhà nghiên cứu trên đề cập đến khi nói về phát ngôn cầu khiến.
Năm 2005, Đào Thanh Lan đã lật lại vấn đề, cho rằng hai động từ mong, muốn trong một số trường hợp hoàn toàn có thể trở thành động từ biểu thị ý nghĩa cầu khiến và khẳng định Đây là hai động từ cầu khiến đặc biệt có được do sự tác động đồng thời của hai nhân tố: ý nghĩa tự thân của từ (nhân tố từ vựng) và ý nghĩa của cấu trúc ngữ pháp [46; 17]. Tác giả đã trình bày rất cụ thể về hoạt động hành chức của chúng trong câu.
Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi không có điều kiện đi sâu. Ở đây, xin được đưa ra ý kiến riêng, cách hiểu riêng với tính chất để giải quyết vấn đề: Chúng tôi thừa nhận khả năng và vai trò của các động từ mong, muốn trong hành động cầu khiến ở tiếng Việt. Những động từ này, về định nghĩa và trên nguyên tắc kết hợp từ vựng, nó không mang nghĩa cầu khiến. Nhưng trong rất nhiều trường hợp, nó hoàn toàn có thể xuất hiện trong phát ngôn cầu khiến với lực ngôn trung tương đối nhẹ (cầu nhiều hơn khiến). Những phát ngôn này đã được nhiều tác giả thừa nhận là phát ngôn cầu mong. Có ý kiến còn cho rằng,
phát ngôn cầu mong là biến thể của phát ngôn cầu khiến và đối lập với phát ngôn khiến động [75; 32]. Trong Luận án của mình, Lê Đình Tường cũng đã phân biệt phát ngôn cầu mong với phát ngôn cầu khiến và cho rằng giữa phát ngôn cầu khiến và phát ngôn cầu mong có điểm giao nhau nhưng không thể nhập làm một tên gọi chung là cầu khiến.
Như đã khẳng định, chúng tôi xem hành động cầu khiến trong thơ nói chung, trong thơ tình nói riêng là trường hợp đặc biệt của loại hành động ngôn trung này. Thực tế, cầu khiến ở đây mang giá trị tu từ và lực ngôn trung gần như chỉ có cầu mà không có khiến (vắng hẳn bóng các động từ ngôn hành như
với tần số cao động từ xin). Ngay cả trong các hành động cầu khiến đích thực mà chúng tôi khảo sát được cũng có rất nhiều phụ tố đi kèm động từ nhằm làm giảm cường độ lực ngôn trung theo chiều hướng giảm khiến, tăng cầu.
Chẳng hạn:
Hãyyêu anh như buổi ban đầu,
Em vẫn thường yêu tiếng chim và màu xanh bình dị Để anh được là phần hồn anh nghĩ
Và bài ca của em mãi ngân vang…
(Hoàng Trung Thông, Hãy yêu anh – tr.422)
“Hãy + V” là một lời đề nghị, yêu cầu có lực ngôn trung khiến nhiều hơn lực ngôn trung cầu. Nhưng ở đây, V là động từ “yêu” (hãy yêu), cùng với một chuỗi cú bổ ngữ đằng sau, nêu lý do đầy đủ của lời đề nghị; vì vậy trên bề mặt là khiến nhưng thực ra lại là cầu: mong được em yêu như buổi ban đầu.
Qua thực tế khảo sát và từ những phân tích trên, chúng tôi thừa nhận hành động cầu mong là một phần của hành động cầu khiến nói chung, gọi chung là hành động cầu khiến với lực ngôn trung nhẹ, có tính chất cầu nhiều hơn khiến.
Trong phát ngôn cầu mong, các động từ mong, muốn… là những động từ chuyên dụng:
- Anh mong em được hạnh phúc!
- Tôi muốn em ở lại thêm chút nữa.
Trong một số trường hợp không có mặt những dấu hiệu phương tiện này (không có mặt các động từ mong, muốn), hành động ngôn trung trong câu sẽ được xác định có phải là hành động cầu mong hay không dựa trên khả năng có thể thêm vào (hay không thể thêm vào) chính những động từ đó. Chẳng hạn:
Anh thông cảm cho tôi (Mong/ anh thông cảm cho tôi).