Nội dung phản ánh đặc trưng kinh nghiệm của mỗi ngườ

Một phần của tài liệu Hành động cầu khiến trong thơ tình (khảo sát dựa trên cứ liệu tuyển tập thơ tình việt nam thế kỷ XX) (Trang 117 - 121)

- Động từ nhắc + gì, làm gì, chi, làm ch

3. Nội dung cầu khiến trong thơ tình 1 Định nghĩa nội dung cầu khiến

3.2.3. Nội dung phản ánh đặc trưng kinh nghiệm của mỗi ngườ

Kinh nghiệm (experience) mà chúng tôi muốn nói ở đây là sự phản ánh nhận thức của con người về các quá trình của thế giới khách quan và thế giới chủ quan. Điều này đối với nội dung cầu khiến trong hành động cầu khiến sẽ giống như là tiền giả định để vai trao biết chắc lời trao của mình sẽ đến được

với vai nhận, còn vai nhận cần tiền giả định này để hiểu được nội dung cầu khiến mà vai trao trao cho mình.

Trong hội thoại giao tiếp, hành động cầu khiến cũng cần các loại tiền giả định, nhưng tiền giả định trong cầu khiến hội thoại đơn giản hơn, chủ yếu nằm ở ngữ cảnh giao tiếp và trong bản thân các phương tiện tình thái cầu khiến.

Phát ngôn: Sao lại để xe ở đây? có tiền giả định ngữ cảnh là một nhân vật S2

đang để xe sai quy định, một tiền giả định nữa là cả người trao S1 và người nhận S2 đều phải hiểu biết về quy ước của xã hội (để xe đâu cho đúng quy định). Loại tiền giả định thứ 2 đó được coi là kinh nghiệm (experience) của con người đối với các quy ước xã hội. Trong thơ, để tiếp nhận (trao và nhận) được chính xác nội dung cầu khiến, mỗi người đều phải có yếu tố kinh nghiệm này.

Trước hết, đọc thơ là sống cùng bài thơ. Mỗi câu thơ, mỗi bài thơ luôn tồn tại độc lập, với một đời sống riêng, một thế giới riêng, và thế giới đó có không ít điều bí mật. Để tiếp cận, tiến đến sống cùng, người đọc không thể không thường xuyên tích lũy tri thức và vốn sống, khi đó mới có cơ may hé mở cánh cửa của bài thơ. Muốn tiếp nhận Truyện Kiều, phải biết tiếng Việt và tiếng Việt trong truyện Kiều, tiếp đó, nắm diễn biến câu chuyện, rồi thể loại tiểu thuyết và truyện thơ mà Nguyễn Du sử dụng làm phương tiện tổ chức tác phẩm.

Sẽ có một điều xảy ra, anh trang bị ở mức độ này thì chỉ sống cùng những bài thơ kiểu ấy, ở mức độ ấy; và, để có thể sống cùng bài thơ có nghệ thuật cao nhất, anh phải trang bị cho mình ở mức độ cao nhất. Có một cách nói bóng bẩy rằng, người uống vang đã say, khó dùng được rượu mạnh; người uống được rượu mạnh, thì vang chỉ là thứ nước ngọt. Điều này phản ánh đặc trưng kinh nghiệm của từng người. Trong nội dung cầu khiến của hành động cầu khiến, bản chất nội dung thì không đổi khi qua các vai tiếp nhận, nhưng mức độ hiểu nông sâu, mức độ đồng cảm với cảm xúc của nhà thơ, của nhân vật trữ tình thì khác nhau ở mỗi người tiếp nhận:

(1) Tơ vương tóc rối chân gà

Ai mua, tôi bán để mà cầu duyên

(Nguyễn Thị Đạo Tĩnh, Bùa lá – tr. 428)

(2) Cái mất rồi - hoá lớn Cái còn - như chân trời Đừng nhìn - không thể tới Như là em, em ơi.

(Khánh Nguyên, Chân trời – tr. 330)

Những nội dung cầu khiến hàm ngôn và mang chất triết lý cao như những ví dụ trên, không phải vai nhận (hay hóa thân vai trao) nào cũng đạt được đích giao tiếp mà nhà thơ đã định hướng. Trong ví dụ (2), triết lý Phật giáo về sự mất còn, tiền giả định hiểu biết của mỗi người về sự xa xôi, viển vông của khái niệm “chân trời” không phải ai cũng có. Trong ví dụ (1), một loạt những tri thức kinh nghiệm về khái niệm “tơ vương” (dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng), khái niệm “tóc rối chân gà” (rối như gà mắc tóc), khái niệm “cầu duyên”…đã chi phối đến nội dung cầu khiến, để trao hoặc nhận nó, người đọc nhất thiết phải ít nhiều hiểu nó.

Ngoài ra, chất thơ đã hình thành nên nội dung cầu khiến của hành động cầu khiến trong thơ tình với đặc trưng là những nội dung hình ảnh thoạt nhìn có tính cách phi lý cao độ, nhưng sau khi khảo sát kỹ càng, tính cách phi lý lùi dần, nhường chỗ cho những thực tế hoàn toàn có thể chấp nhận được:

(1) Hãy yên nghỉ hỡi trái tim khổ ải ngoài kia sao sa

ngoài kia gió xoáy

…Hãy ngủ yên mùa thu thăm thẳm Đáy mùa thu mây trắng vĩnh hằng

Ru em, ru em… mặt trời không tuổi Thôi nào trái tim!

(Tuyết Nga, Dòng sông đã chảy – tr. 315)

(2) Ta như hai đứa trẻ nghèo

Quả ngon chỉ dám nâng niu đứng nhìn Đừng bao giờ nhé chín thêm

Sợ tan mất giấc mơ em - một thời…

(Phan Thị Thanh Nhàn, Không đề - tr. 321)

(3) Gió ơi gió

Chiều nay thôi đừng rủ Cây ơi cây

Thôi lá rụng im lìm

Cuộc đời thật mỗi ngày reo quanh bếp Cứ chập chờn ngay cả lúc yêu em.

(Trần Quang Quý, Viết tặng em trong căn nhà chật – tr. 275) Nội dung cầu khiến của những hành động cầu khiến trên, thoạt nhìn, là những nội dung mang tính phi lý: Ở (1) nội dung cầu khiến là thỉnh cầu sự yên nghỉ của trái tim khổ ải, sự ngủ yên của mùa thu thăm thẳm…Ở (3) nội dung cầu khiến là thỉnh cầu gió đừng rủ, cây đừng rụng lá… (giống với tứ của bài hát “Mùa xuân bên cửa sổ” của nhạc sĩ Xuân Hồng: chim ơi đừng bay nhé, hoa ơi hãy tỏa hương, cây ơi lay thật khẽ…cho đôi bạn trẻ đón xuân về); Ở (2), nội dung cầu khiến lại có mức hàm ngôn cao hơn nữa với tứ thơ quả ngon…đừng bao giờ nhé chín thêm. Xin được phân tích phân tích sâu ví dụ (2) này để thấy đằng sau sự phi lý là một thực tế hoàn toàn có thể chấp nhận và rất thú vị.

Ta như hai đứa trẻ nghèo

Quả ngon chỉ dám nâng niu đứng nhìn Đừng bao giờ nhé chín thêm

(Phan Thị Thanh Nhàn, Không đề - tr. 321)

Khổ thơ (4 dòng thơ) là một cú phức có nhiều cú phụ thành phần với cấu trúc tầng bậc mà hạt nhân là ta (đề) và như hai đứa trẻ nghèo (thuyết). Dòng thơ tiếp theo là một cú con ở vị trí định ngữ giải thích cho cụm danh từ hai đứa trẻ nghèo, có thể hiểu nôm na là giải thích cho ý tại sao ta lại là hai đứa trẻ nghèo? Bởi vì, quả ngon chỉ dám nâng niu đứng nhìn. Quả ngon ở đây là quả tình yêu, là biểu tượng cho cái hậu của một tình yêu đẹp (đơm hoa kết quả), và

ta kia là đại từ chỉ chung cho hai kẻ đang yêu. Hai kẻ đang yêu kia như adam và eva ở chốn địa đàng, đối diện với trái cấm tình yêu, thèm lắm nhưng không có quyền tự do đưa tay ra hái bởi cái giá phải trả của việc nếm trái cấm là rất đắt; vì thế hai dòng thơ tiếp theo là một cú con nữa, ở vị trí bổ ngữ cho trạng thái hành động “đứng nhìn”, và đây cũng là nội dung cầu khiến chính: Đừng bao giờ nhé chín thêm/ Sợ tan mất giấc mơ em - một thời…Vậy đừng chín thêm

ở đây không còn là sự phi lý nữa, đừng chín thêm là trái tình yêu đừng chín thêm, lòng yêu đừng mặn nồng thêm, tình đừng sâu sắc thêm…

Như vậy, nội dung mệnh đề hành động cầu khiến trong thơ tình, so với nội dung mệnh đề cầu khiến trong hội thoại có những đặc trưng riêng (không đơn giản dừng lại ở việc tác động tới ai đó để họ làm hoặc không làm một việc/hành động nào đó). Nó là nội dung mang nghĩa nội hàm, và mang tính phổ quát lớn, đòi hỏi cả vai trao lẫn vai nhận phải có mối quan hệ liên cá nhân đặc biệt và phải có một vốn kinh nghiệm đủ lớn để có thể trao và nhận những nội dung này.

Một phần của tài liệu Hành động cầu khiến trong thơ tình (khảo sát dựa trên cứ liệu tuyển tập thơ tình việt nam thế kỷ XX) (Trang 117 - 121)