- Động từ nhắc + gì, làm gì, chi, làm ch
1. Vai trao và vai nhận hành động cầu khiến trong thơ tình Quy chiếu vai trao và vai nhận trong thơ tình
1.1.2. Quy chiếu vai trao-vai nhận trong hành động cầu khiế nở thơ tình
Như đã nói, quy chiếu vai trao- vai nhận là những hành vi ngôn ngữ quan trọng và không thể thiếu trong quá trình xác định tiền giả định giao tiếp cho hành động cầu khiến. Trong thơ cũng vậy, nhưng quy chiếu trong thơ khác với quy chiếu trong hội thoại giao tiếp. Quy chiếu vai trao - vai nhận trong hành động cầu khiến hội thoại giao tiếp luôn đảm bảo tính duy nhất xác định của mối quan hệ tôi- anh - bây giờ - ở đây. Trong thơ, quy chiếu vai trao-vai nhận cầu khiến là quy chiếu luân phiên tạo nên những sự đổi vai liên tục và không còn đảm bảo tính duy nhất, tạo ra hiện tượng phân vai và hiện tượng đa vai của cả chủ thể và khách thể cầu khiến.
Quy chiếu vai trao-vai nhận của hành động cầu khiến trong giao tiếp hội thoại chủ yếu là loại quy chiếu trực tiếp. Đây là loại quy chiếu tường minh với tính ổn định của các yếu tố: nhân vật trung tâm là người nói (TÔI) và người nghe (ANH), địa điểm trung tâm là nơi phát ngôn (Ở ĐÂY), thời gian trung tâm là thời điểm phát ngôn (BÂY GIỜ).
Ví dụ: Em muốn anh giúp lấy quyển sách
Tại thời điểm (to), tại địa điểm (do), người nói tự nhận mình là S1, gán cho người nghe là S2 và người nói nhận ra quan hệ liên cá nhân giữa hai bên và biểu đạt các sở chỉ trên bằng em và anh. Tách bạch từng phần thì sở chỉ S1 có biểu thức quy chiếu E là em, S2 có biểu thức quy chiếu E là anh. Ngoài ra thì cả
em và anh còn cùng biểu đạt mối quan hệ giữa người nói và người nghe. Mối quan hệ liên cá nhân đó là một bộ phận của tiền giả định giao tiếp (tức miền nhận thức, kinh nghiệm, ý thức chung của vai trao và vai nhận).
Vai trao và vai nhận của hành động cầu khiến trong thơ tình, trong một số trường hợp, của một số cách tiếp cận cũng biểu hiện sự quy chiếu trực tiếp này:
Anh không xứng là biển xanh
Nhưng anh muốn em là bờ cát trắng
(Xuân Diệu, Biển - tr.37)
Chủ thể trữ tình ở đây tự nhận mình là S1 (anh), gửi lời cầu khiến đến đối ngôn S2 (em). Anh và em là mối quan hệ liên cá nhân giữa người nói và người nghe, nó nằm trong phạm trù văn hóa xưng hô. Những người Việt Nam trong tình yêu thường xưng hô với nhau là anh - em (tất nhiên có các cặp xưng hô khác như chàng-nàng, ta-mình… nhưng anh-em vẫn là phổ biến). Ở đây, Xuân Diệu (anh) đang nói lời cầu khiến trong một mối quan hệ quy chiếu với một nhân vật em nào đó (mà nhà thơ đang yêu hoặc tưởng tượng ra). Nhưng, thơ - với đặc trưng của mình đã không chỉ dừng lại ở sự quy chiếu đơn giản đó.
Ngôn ngữ thơ còn một phần chìm sâu hơn, trải rộng hơn, đó là phần tiếp giáp giữa ngôn ngữ người nói với các người nghe, giữa thi sĩ và xã hội xung quanh, những người chung một hệ tiếng nói. Trên mặt tiếp cận đó, ngoài các yếu tố thuần túy ngữ học (nghĩa, âm, cú pháp...) còn phải chú ý đến các yếu tố ngoài phạm vi của ngữ học. Ở đây, nhà thơ Xuân Diệu dù viết cho một nhân vật em nào đó (và trên văn bản nghệ thuật có sự quy chiếu rõ ràng giữa anh và em) nhưng khi đến với người đọc, một Xuân Diệu khác, một anh khác xuất hiện (có thể là tôi, là bạn, là chúng ta). Theo đó, anh khác này (vai trao - S1’) không thể nằm trong sự quy chiếu với em của chủ thể trữ tình (trong biểu thức thứ nhất, đã phân tích)… mà phải nằm trong sự quy chiếu với một em khác nữa (S2’).
Như vậy, trong thơ, lực ngôn trung cầu khiến được giữ nguyên (mong muốn), nội dung cầu khiến không đổi (muốn em là bờ cát trắng - dài, phẳng
lặng - bình yên, chung thủy) nhưng vai trao - vai nhận không thể là một biểu thức bất biến (S1-S2; S1’-S2’…).
Trong một số trường hợp, sự quy chiếu vai trao-vai nhận trong thơ tình càng phức tạp hơn:
Đã yêu thì yêu như lửa đốt
Cây cành nào cũng phải cháy ra tro Đã yêu thì yêu như rượu bốc
Trên có trời, dưới có đất, giữa hai ta.
(Vương Trọng, Triết lý tình yêu – tr. 457)
Ở biểu thức quy chiếu thứ nhất, có thể hiểu, vai trao lời là nhà thơ Vương Trọng (S1) nhưng trên bề mặt ngôn bản, vai nhận đã bị khuyết lâm thời (chúng tôi dùng khái niệm khuyết lâm thời cùng với khẳng định chung rằng bất cứ hành động cầu khiến nào trong thơ tình cũng có yếu tố vai trao, vai nhận, nếu không lộ rõ hay chưa nhận thấy thì đó là khuyết lâm thời, không phải là vắng mặt); trong sự quy chiếu với chủ thể trữ tình (nhà thơ Vương Trọng) ở biểu thức thứ nhất, vai nhận có thể chính là nhà thơ (S2), nhà thơ đang triết lý tình yêu, đang nhắc nhở việc giữ “lửa yêu” với chính mình; hoặc cũng có thể vai nhận là một người đọc thơ nào đó (S3), hay một người nào đó nữa (S4)…
Ở biểu thức thứ hai, vai trao là một người đọc thơ (S1), trong sự quy chiếu mới (biểu thức 2, khác với biểu thức 1 nói trên) với vai trao mới sẽ có những vai nhận mới: lại có thể là chính bản thân người đọc thơ (S2), hay một người đang nghe S2 đọc thơ (S3)…
Như vậy, sơ qua có thể thấy, sự quy chiếu vai trao-vai nhận trong thơ nói chung, thơ tình nói riêng là sự quy chiếu luân phiên, phức tạp với những biểu thức quy chiếu khác nhau nhưng luôn luôn đảm bảo tính duy nhất đối với hành vi suy ý. Nghĩa là, phương thức quy chiếu đã sử dụng một hoặc một tập hợp sở chỉ với nội dung cầu khiến là ổn định (ở trên, lời cầu khiến: Đã yêu thì yêu như
lửa đốt/ Đã yêu thì yêu như rượu bốc... là không đổi) cho nhiều đối tượng suy ý khác nhau, trong những không gian và thời gian khác nhau.
Vấn đề này sẽ được nhìn sâu hơn khi khám phá từng yếu tố ngữ nghĩa (vai trao- vai nhận) trong hành động cầu khiến ở thơ tình.