Nghi vấn với cặp “từ ngữ phủ định + “mà” hàm ý khuyên không nên hành động

Một phần của tài liệu Hành động cầu khiến trong thơ tình (khảo sát dựa trên cứ liệu tuyển tập thơ tình việt nam thế kỷ XX) (Trang 76 - 77)

- Động từ nhắc + gì, làm gì, chi, làm ch

3.2.3. Nghi vấn với cặp “từ ngữ phủ định + “mà” hàm ý khuyên không nên hành động

nên hành động

Kiểu dạng nghi vấn - cầu khiến này nằm ngoài 7 kiểu dạng mà Đào Thanh Lan [47] đã đưa ra. Chúng tôi không có điều kiện xem xét kỹ sự hành chức của nó trong hội thoại, nhưng trong khảo sát của chúng tôi về thơ tình, đây là một kiểu cấu trúc có vai trò quan trọng và chiếm số lượng tương đối nhiều đối với hành động ngôn trung cầu khiến.

Kiểu dạng này có cấu trúc như sau: Phủ định + mà → tạo hàm ý cầu khiến mang sắc thái ngôn trung là khuyên bảo, khuyên nhủ không nên làm hoặc tiếp tục làm một việc/ điều gì đó:

(1). Chắc gì anh đến hôm nay

Mà em cứ đợi tàn ngày trắng đêm?

(Vũ Thị Khương, Em chờ - tr. 264)

Mà tính việc thuỷ chung?”

(Phan Khôi, Tình già – tr. 65)

(3). Ai về mà gọi đò ngang

Bến sông thì vắng ai sang mà chờ

(Nguyễn Hữu Đại, Nghịch lý – tr. 141)

Cả 3 ví dụ trên đều có kiểu cấu trúc này: (1). Chắc gì anh đến mà chờ (phủ định + mà), hàm ý khuyên không nên chờ, đừng chờ; (2). Đâu phải vợ chồng mà tính chuyện thủy chung → ở đây không phải là lời khuyên không nên thủy chung, lời khuyên nằm đằng sau bề mặt ngôn từ nhưng vẫn mang sắc thái ngôn trung là không nên hành động điều gì đó (mà nên yêu nhau nhiệt tình, hết mình, được bao lâu cũng đáng trân trọng); (3). Trong ví dụ này phủ định không rõ trên bề mặt do vắng mặt từ mang giá trị phủ định, thực ra nó là: Có ai về đâu (mà gọi đò ngang), bến sông có khách sang đâu (mà chờ). Mục đích phát ngôn ở đây hàm ý cầu khiến với sắc thái của hành động ngôn trung là khuyên.

Một phần của tài liệu Hành động cầu khiến trong thơ tình (khảo sát dựa trên cứ liệu tuyển tập thơ tình việt nam thế kỷ XX) (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w