- Động từ nhắc + gì, làm gì, chi, làm ch
1. Vai trao và vai nhận hành động cầu khiến trong thơ tình Quy chiếu vai trao và vai nhận trong thơ tình
1.2.1. Vai trao là chủ thể trữ tình nhà thơ
Nghệ thuật là một hình thức giao tiếp. Nó ra đời để đáp ứng nhu cầu giao lưu, trao đổi giữa người viết văn (thơ) và người đọc văn (thơ), nhưng trước hết là để thỏa mãn nhu cầu “tự bộc lộ” mình của người sáng tác. Có lẽ tác giả nào khi viết cũng viết cho mình trước tiên. Thế nên khi đọc giả đọc mới có thể nhận ra đó là văn phong của ai… Nhìn từ sự tương tác các vai giao tiếp trong thơ, luôn luôn thấy đầu tiên là sự có mặt của chủ thể trữ tình đang cất tiếng bộc bạch (monologique), giãi bày tâm tư tình cảm của mình với bao sắc thái, phức
điệu: niềm vui, nỗi buồn, nỗi nhớ, nỗi thất vọng, sự đau khổ, sự mong chờ, mong muốn v.v…
Đối với một hành động ngôn trung trong thơ, nhà thơ, dù phát ngôn cho ai, vì lẽ gì, với mục đích gì thì điều đầu tiên chúng ta có thể biết rõ và khẳng định là, chính nhà thơ là người phát ngôn, là chủ thể của lời thơ (lời nói), là chủ thể của một hành động ngôn trung (hỏi, cảm thán, cầu khiến…). Trong cấu trúc nội dung ngữ nghĩa hành động cầu khiến, điều này có nghĩa rằng nhà thơ chính là vai trao lời số 1 (S1).
(1) Rơi chiều vàng ngơ ngác sóng Xin đừng đợi chi chân trời Anh ngồi im lìm chiếc bóng Chén này biển với mình thôi
(Trịnh Thanh Sơn, Biển vắng – tr. 393)
(2) Thôi em cứ việc lấy chồng Mặc tôi tự kiếm tơ hồng, tự xe… ...
Thôi em cứ việc sang rằm
Mặc thơ anh vẽ nên vầng trăng lu…
(Hồng Thanh Quang, Điệu cũ – tr.364)
(3) Người tình hỡi
Xin em đừng đến nữa
Vần thơ rơi vào vết bỏng của khu vườn…
(Đoàn Mạnh Phương, Tình khúc – tr. 350)
Trong các hành động cầu khiến trên, vai trao lời cầu khiến, trước hết có thể nhìn nhận rằng đó chính là chủ thể trữ tình - nhà thơ ở một thời điểm có cảm hứng, tâm sự, tâm tư (to) và một địa điểm trao lời (do) tới một đối ngôn tương ứng nằm trong cảm xúc đó. Ở hành động cầu khiến (1), anh trước hết là Trịnh
Thanh Sơn; Ở hành động cầu khiến (2), tôi trước hết là Hồng Thanh Quang; Ở hành động cầu khiến (3), khuyết chủ từ cầu khiến nhưng ta vẫn có thể hiểu, trong một bối cảnh cụ thể (bối cảnh sáng tác), người cất lời cầu khiến đây chính là nhà thơ Đoàn Mạnh Phương. Đối ngôn của những hành động cầu khiến này trong quy chiếu với vai trao - nhà thơ có thể là chính nhà thơ, hoặc một đối ngôn gợi cảm hứng khi sáng tác nào đó, hoặc là bạn đọc (sẽ được đề cập cụ thể ở tiểu mục vai nhận trong hành động cầu khiến ở thơ tình).