- Động từ nhắc + gì, làm gì, chi, làm ch
2. Lực ngôn trung cầu khiến trong thơ tình
2.1. Yếu tố lực ngôn trung trong phát ngôn cầu khiến
Nêu ra một nhận định, hay một sự xác nhận thì không phải là thực hiện một hành động tạo lời kiểu này chứ không phải là kiểu nọ (tức là chưa có một lực ngôn trung); đó phải là sự thực hiện một hành động tạo lời mà sản phẩm của nó, tức một hiện dạng - phát ngôn, mang một lực ngôn trung (illlocutionary force) này chứ không phải là một lực ngôn trung khác. Theo Austin, như chúng ta đã biết, chức năng tường thuật hay miêu tả của ngôn ngữ chỉ là một trong số những chức năng của nó. Chúng ta còn dùng ngôn ngữ để hỏi, nêu yêu cầu hay hứa hẹn… để đe doạ, sỉ nhục hay tán tỉnh… và tất nhiên, để thực hiện những gì mà Austin gọi là các hành động ngôn hành: đặt tên thánh cho một đứa bé, hứa hôn với ai, tuyên án một tội phạm hình sự v.v... Nói tóm lại, lực ngôn trung là sự tương ứng của các chức năng khác nhau mà ngôn ngữ có thể thực hiện. Mỗi chức năng khác nhau có một lực ngôn trung khác nhau.
Là một trong những yếu tố cơ bản nhất của phát ngôn cầu khiến, lực ngôn trung cầu khiến có những đặc trưng cơ bản sau:
a) Có phương thức biểu đạt
b) Gắn chặt với nội dung mệnh đề của phát ngôn
c) Có các mức độ cao thấp khác nhau tùy thuộc vào ý định của vai trao; nói cách khác, lực ngôn trung là đại lượng biến thiên. Các mức độ đó được gọi là cường độ lực ngôn trung cầu khiến.
Người nói có thể biểu đạt lực ngôn trung của phát ngôn bằng các động từ ngôn hành, bằng các tiểu từ tình thái chuyên dụng, bằng các hình thức ngữ pháp đặc biệt, hoặc thậm chí bằng một kiểu ngữ điệu đặc biệt. Các phương tiện
đó được gọi là các yếu tố ảnh hưởng, chi phối cường độ lực ngôn trung cầu khiến.