Vai trò của các vị từ tình thái “hãy, đừng, chớ” trong hành động cầu khiến nói chung

Một phần của tài liệu Hành động cầu khiến trong thơ tình (khảo sát dựa trên cứ liệu tuyển tập thơ tình việt nam thế kỷ XX) (Trang 46 - 48)

2. Cầu khiến trực tiếp bằng các phương tiện ngữ pháp

2.1.1. Vai trò của các vị từ tình thái “hãy, đừng, chớ” trong hành động cầu khiến nói chung

cầu khiến nói chung

Vai trò, vị trí của các vị từ tình thái hãy, đừng, chớ… trong hành động cầu khiến là vai trò đã được tất cả các nhà nghiên cứu về phát ngôn thừa nhận,

không có tranh cãi, không có vấn đề hay ý kiến gì cần phải thắc mắc, giải quyết. Sách Ngữ pháp tiếng Việt của UBKHXH, 1983 đã chỉ ra: Câu cầu khiến là nói chung về các trường hợp yêu cầu, chúc tụng, sai bảo. Có thể dùng các phụ từ: hãy, đừng, chớ…. Diệp Quang Ban [9] cho rằng câu mệnh lệnh đích thực là câu có phụ từ tạo ý mệnh lệnh như hãy, đừng, chớ đứng trước vị từ… Hoàng Trọng Phiến khẳng định, phương tiện cầu khiến có 3 loại, trong đó có sử dụng hư từ (hãy, đừng, chớ, nghe, cứ, chứ nào…). Những nhà Việt ngữ khác cũng có chung ý kiến về vấn đề này.

Phát ngôn với tác từ hãy được sử dụng với các nội dung mệnh đề chỉ:

1) Hành động tác động: Mày hãy giúp tao một tay.

2) Hành động không tác động: Mày hãy về đi

3) Hành động tư duy, tình cảm: Mày hãy hiểu cho tao

4) Hành động đã xảy ra trước đó hoặc một hành động, sự kiện xảy ra đồng thời: Hãy học đi đã. Đấy là việc quan trọng.

5) Tình trạng đang tồn tại ở thời điểm nói: Hãy chờ đây... Tao sẽ trở lại.

Trong cấu trúc ngữ nghĩa của phát ngôn luôn chủ rõ các yếu tố: Người nói S1, người nghe S2 và nội dung cầu khiến là S1 muốn S2 chấp thuận và thực hiện hành động nêu trong nội dung mệnh đề.

Phát ngôn với tác tử đừng, về bản chất, là phát ngôn ngăn cản, cấm đoán. Nói cách khác, đây là loại phát ngôn cầu khiến có nội dung mệnh đề bị phủ định (nhưng các tình thái hành động phát ngôn thì không bị phủ định):

- Đừng có chạm vào tôi;

- Dù thế nào đi nữa anh cũng đừng bỏ học.

Đời mất vui khi đã vẹn câu thề

Tình chỉ đẹp những khi còn giang dở Thơ đừng viết xong, thuyền trôi chớ đỗ, Cho nghìn sau lơ lửng với nghìn xưa.

Đừng trong phát ngôn cầu khiến tiếng Việt có hai chức năng: a) Chức năng phủ định nội dung mệnh đề; b) Chức năng cầu khiến. Hai chức năng đó được thể hiện bằng một tác tử.

Tác tử đừng có các đồng nghĩa về chức năng là đừng có, chớ, chớ có…Như vậy, tác tử chớ cũng ngang và giống về cơ bản với tác tử đừng. Tuy nhiên, chúng khác nhau về sắc thái ngữ nghĩa. Chớ ngoài sắc thái ngăn cản, cấm đoán… còn mang sắc thái có tính đe dọa:

- Chớ có dại mà giây vào nó. - Chớ có động vào. Điện giật.

Như vậy, các tác tử vị từ tình thái hãy, đừng, chớ đã được hiển nhiên thừa nhận là có vai trò, khả năng trong việc cấu tạo hành động cầu khiến. Luận văn xin được tìm hiểu biểu hiện của nó trong thơ tình.

Một phần của tài liệu Hành động cầu khiến trong thơ tình (khảo sát dựa trên cứ liệu tuyển tập thơ tình việt nam thế kỷ XX) (Trang 46 - 48)