Các kiểu cấu trúc của hành động cầu khiến trong thơ tình

Một phần của tài liệu Hành động cầu khiến trong thơ tình (khảo sát dựa trên cứ liệu tuyển tập thơ tình việt nam thế kỷ XX) (Trang 56 - 57)

2. Cầu khiến trực tiếp bằng các phương tiện ngữ pháp

2.3. Các kiểu cấu trúc của hành động cầu khiến trong thơ tình

Trong lý luận ngữ pháp học, nghĩa và cấu trúc là những nhân tố thường trực của tổ chức câu. Bởi vậy, khi miêu tả và phân tích nghĩa của một câu không thể không biết câu đó được cấu tạo như thế nào và đồng thời không thể không chú ý đến cấu trúc đó nhằm mục đích thông báo gì. Điều này cũng có nghĩa là một nội dung ngữ nghĩa tương ứng với giá trị của kết cấu. Tìm hiểu đặc điểm kết cấu là một cách gián tiếp tìm con đường đến với mặt nghĩa, và ngược lại.

Một hành vi cầu khiến có thể được biểu hiện bằng những dạng thức khác nhau về mặt cú đoạn và hệ hình. Song, trong giao tiếp hội thoại (cả trong văn xuôi), cấu trúc một hành vi cầu khiến là tương đối đơn giản và tường minh, chủ yếu là lời cầu khiến trực tiếp bằng một cấu trúc mệnh lệnh (Dọn nhà đi; Anh giúp em lấy hộ cuốn sách…); nếu là lời cầu khiến gián tiếp, hành vi cầu khiến cũng chỉ là sự thay đổi dạng thức cú pháp (hỏi, cảm thán) có thể suy ra bằng phép suy ý; hoặc sự thêm vào một hoặc nhiều các thành phần bổ trợ khác như xưng hô (Con ơi! dọn nhà đi), câu hỏi chuẩn bị (Con học bài xong chưa, dọn nhà hộ mẹ đi), các trạng ngữ mục đích, nguyên nhân (Dọn nhà đi cho mát. Nhà bẩn quá con).

Hành động cầu khiến trong thơ tình, ngoài việc sử dụng những dạng thức cấu tạo nói trên cho lời cầu khiến, còn có những kiểu cấu trúc cầu khiến mang

nét đặc trưng như: Cấu trúc cầu khiến trùng điệp; Cấu trúc rào đón với nhiều thành phần bổ trợ; Cấu trúc tỉnh lược chủ từ.

Một phần của tài liệu Hành động cầu khiến trong thơ tình (khảo sát dựa trên cứ liệu tuyển tập thơ tình việt nam thế kỷ XX) (Trang 56 - 57)