3. Đơn vị nghiên cứu hành động cầu khiến trong thơ tình
3.4. Việc chia cú trong các loại ngôn bản khác vốn đã phức tạp, việc phân chia này trong thơ lại còn phức tạp hơn Tuy nhiên, nếu làm được điều này kh
chia này trong thơ lại còn phức tạp hơn. Tuy nhiên, nếu làm được điều này khi phân tích thơ, chúng ta sẽ tránh được nhiều sai sót trong việc trích dẫn, ngắt dòng không đúng hệ thống cấu trúc của ngôn bản vốn có. Bởi vì, khi đã chọn
cú làm đơn vị, người phân tích thơ phải tìm cho ra và đặt các đơn vị phân tích vào một hệ thống chỉnh, với cách thức phân tích cấu trúc thành tố xoay quanh một thành tố chính (mà nói theo Trương Văn Chình - Nguyễn Hiến Lê là chủ
thể của những sự tình). Và cũng bởi vì như đã nói, thơ khác với văn xuôi, lại càng khác với phát ngôn hội thoại thông thường - Thơ là một cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đản [62]. Nhà thơ đối thoại với bạn đọc và với cuộc sống bằng những phương thức đặc biệt, khác nhau, trong đó nguyên lý song song được áp dụng triệt để. Chính nguyên lý song song này quy định tính xác nhận cần phải có một đơn vị ngôn ngữ thơ khác với câu, cái mà chúng tôi đã đề xuất là cú.
Trong thơ, song song không phải là sự lặp lại đơn giản mà đó là một cấu trúc nghệ thuật có tổ chức, nằm trong một tổ chức rộng lớn hơn: hệ thống ngôn ngữ. Và François Cheng đã không lầm khi ông nói một cách rất hàm súc rằng
nguyên lý song song là một toan tính tổ chức không gian trong diễn biến thời gian của ký hiệu ngôn ngữ (tentative d'organisation spatiale des signes dans leur déroulement temporel). Nguyên lý này dẫn đến sự lặp lại liên tục hoặc không liên tục những sự tình trong dụng ý gửi gắm của nhà thơ, mà trong phát ngôn hội thoại bình thường, thậm chí trong văn xuôi, nhiều khi người ta cũng không cần đến sự lặp lại này.
Ví dụ: Trong khổ thơ:
“Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa”
(Chế Lan Viên - Tiếng hát con tàu)
Ở đây chúng ta có 6 sự lựa chọn tương đồng về nghĩa: Con gặp nhân dân, nai về suối cũ, cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa, đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa, chiếc nôi ngừng gặp cánh tay đưa…Và lẽ ra, trong hội thoại, trong “giao tế” (chữ dùng của Nguyễn Phan Cảnh khi nói về trường hợp này), chúng ta chỉ có quyền chọn một trong 6 “sự tình” đó mà thôi. Nhưng ở đây, trong thơ, tất cả đều có mặt và một trong số đó là đề tố - “con gặp lại nhân dân”; còn lại là
thuyết tố “như nai về suối cũ… cánh tay đưa”. Đây chính là hai thành tố hạt nhân của một cú chỉnh.
Sự liên kết trong thơ vừa chịu sự chi phối của cái logic ngữ pháp thông thường vừa chịu sự chi phối của một thứ logic ngữ pháp ở bậc “sâu” hơn nữa - ngữ pháp do thể thoại nghệ thuật thơ quy định mà điển hình là sự chi phối của
dạng kết cấu trữ tình mà nguyên tắc kết cấu bên ngoài của nó dựa trên sự lặp lại và nâng cao ngữ điệu - cú pháp [4; 70]. Nguyễn Lai cho rằng còn phải khai thác một lớp nghĩa khác nữa thuộc cấu trúc sâu gắn với chất liệu riêng của thể loại để thấy nghĩa thể loại của thơ không giống nghĩa thể loại kịch, văn xuôi… [42]. Về mặt hình thức, việc phân tích thơ dựa trên đặc điểm của cú và cấu trúc đề-thuyết có thể giúp chúng ta chạm đến cái “cấu trúc sâu” mà các nhà nghiên cứu đã máng ra từ lâu. Phân tích đoạn thơ sau:
Em trở về đúng nghĩa trái tim em Biết làm sống những hồng cầu đã chết Biết lấy lại những gì đã mất
Biết rút dần khoảng cách của yêu tin
(Xuân Quỳnh - Tự hát)
Mỗi dòng thơ trên có cấu trúc đề - thuyết riêng của mình. Dòng thứ nhất có nòng cốt là em trở về. Các câu thơ tiếp theo có nòng cốt lần lượt là biết (hạt nhân đề) làm sống (hạt nhân thuyết), biết (hạt nhân đề) lấy lại (hạt nhân thuyết), biết (hạt nhân đề) rút dần (hạt nhân thuyết). Điều thú vị là dòng thơ đầu, trong mối quan hệ với cả khổ thơ, có cấu trúc đề thuyết thứ hai với phần đề là em trở về đúng nghĩa và phần thuyết là trái tim em, và chính phần thuyết của dòng đầu (trái tim em) lại trở thành phần đề cho các dòng thơ còn lại. Cấu trúc tầng bậc này lặp lại ở hầu hết các khổ thơ (mỗi khổ là một cú kép) trong bài thơ Tự hát của nhà thơ Xuân Quỳnh cho thấy một sự khát khao, khát khao vô tận, và có thể nói là chất chứa, cháy bỏng của người phụ nữ trong tình yêu.
Một ví dụ nữa: Chúng ta cũng có thể thấy rõ “sức mạnh” của sự lặp lại, của cấu trúc tầng bậc này trong thơ khi phân tích cấu trúc hình tượng ngọn đèn trong tác phẩm Ngọn đèn đứng gác (Chính Hữu): Ngọn đèn mà không phải là ngọn đèn, là tâm hồn mà không phải chỉ là nó, là miền Nam nhưng hơn thế nữa, là cả đất nước… - bốn năm bình diện song song, lấp lánh:
Những ngọn đèn không bao giờ nhắm mắt Như những tâm hồn không bao giờ tắt Như miền Nam
Hai mươi năm
Không đêm nào ngủ được Như cả nước
Với miền Nam
Đêm nào cũng thức…
(Chính Hữu - Ngọn đèn đứng gác)
Trong thơ, bị chi phối bởi đặc trưng của thể loại, cú được tổ chức rất đa dạng và đặc biệt: Mỗi dòng thơ có thể có tổ chức của một cú (đơn hoặc kép):
Sáng mát trong như sáng năm xưa/ Gió thổi mùa thu hương cốm mới (Nguyễn Đình Thi - Đất nước). Có khi 4 dòng thơ mới tạo thành một cú: Sao anh lại ngỏ lời/ Vào một đêm trăng khuyết/ Để bây giờ thầm tiếc/ Một vầng trăng không tròn” (Phi Tuyết Ba - Trăng khuyết); hoặc có khi cả bài thơ là một cú kép với nhiều cú đơn kết hợp…
Tóm lại, từ trình bày trên, cú là đơn vị có quan hệ bộ phận - tổng thể giữa các đơn vị lời nói và được tổ chức theo mối liên hệ chức năng-ngữ nghĩa (đề- thuyết) mà không phụ thuộc vào dòng thơ. Chính cấu trúc thành tố (constituency) mà đơn vị quan hệ có tính chất tầng bậc của nó là cú (clause) khi được đưa vào để phân tích thơ sẽ mang lại những ý nghĩa đặc biệt: Chạm được vào “cấu trúc sâu” mang đặc trưng thể loại khu biệt thơ với các thể loại văn chương khác (kịch, văn xuôi…)
4. Tiểu kết