2. Cầu khiến trực tiếp bằng các phương tiện ngữ pháp
2.3.2. Cấu trúc rào đón
Rào đón (hedges) là nói có tính chất ngăn ngừa trước sự hiểu lầm hay phản ứng về điều mình sắp nói [68; 792]. Rào đón là một hiện tượng ngôn ngữ mang đậm thuộc tính tâm lý, tinh thần, bản sắc văn hóa của dân tộc. Trong hội thoại
tiếng Việt, các hình thức rào đón có tần số xuất hiện tương đối cao. Người ta rào đón khi thực hiện tất cả các hành vi có nguy cơ đe dọa sự tương tác trong hội thoại. Một trong những cơ sở hình thành yếu tố rào đón là sự tôn trọng các quy tắc hội thoại mà Grice đã nêu ra trong Nguyên tắc cộng tác. Nguyên tắc đó bao gồm: phương châm về lượng, phương châm về chất, phương châm về quan hệ, phương châm về cách thức [20; 229].
Đối với một hành động cầu khiến, yếu tố rào đón được sử dụng để rào đón cả nội dung thông tin và hiệu quả của phát ngôn (hiệu lực cầu khiến); biểu hiện hoặc bằng cách sử dụng những từ ngữ có tính chất rào đón chuyên dụng trong phát ngôn, hoặc bằng kiểu cấu trúc câu phức hợp với nhiều cú phụ làm thành phần trạng ngữ, giải thích ngữ cho thành tố hạt nhân đề-thuyết của lời cầu khiến. Phổ biến trong hành động cầu khiến ở thơ tình là cấu trúc rào đón mang cặp phạm trù nội dung ngữ nghĩa giả thiết - cầu khiến biểu hiện bằng một số biểu thức kết cấu sau:
* Cấu trúc “nếu/dẫu/dù… đừng/hãy/xin” - nêu giả thiết của hành động
Nếu muốn suốt đời ở mãi bên nhau Thì câu ví kia xin người rút lại
Nguyễn Kim Anh, Diêm – tr. 137)
Còn nếu em quả thật muốn xa tôi Người mới đến rủ em quên người cũ Xin cứ đi, đâu cần gieo tiếng dữ
(Ai chưa yêu chưa cảm thấy mình liều)
(Đoàn Vị Thượng, Xin lỗi em – tr. 434)
Nếu anh muốn trở về nơi xưa hò hẹn Hãy nói lời phụ bạc với em đi
(Trần Kim Hoa, Quá khứ chân thành – tr. 228)
Khi nào thấy đời buồn gậm nhấm Cần một nơi tiếp sức để đi xa
Em hãy đến tìm tôi nơi bãi vắng Biển tôi chờ, con sóng mãi ngân nga
(Xuân Hoàng, Khi nào – tr. 232)
* Cấu trúc “đừng/hãy/xin… cho/để”- giải thích cho hành động
Hãy yêu anh như buổi ban đầu
Em vẫn thường yêu tiếng chim và màu xanh bình dị Để anh được là phần hồn anh nghĩ
Và bài ca của em mãi mãi ngân vang…
(Hoàng Trung Thông, Hãy yêu anh – tr. 422)
Nếu đời là một dòng sông
Tôi xin là cánh bèo không bến bờ Để mùa thu chẳng bao giờ
Gọi giông bão đến cho thơ tôi buồn
(Hoàng Thị Minh Khanh, Thu đến – tr. 256)
Thôi em cứ việc đi tìm
Cho môi khỏi héo cho tim khỏi tàn
(Lê Quốc Hán, Dỗi – tr. 214)
Ta chỉ xin em một chút tình Cho lòng thắm lại với ngày xanh
(Lưu Trọng Lư, Một chút tình – tr. 76)
* Cấu trúc phức hợp với nhiều cú phụ làm bổ tố/ định tố cho hành động/nội dung hành động cầu khiến trong thơ
(1) Thôi! Xin đừng hình dung Dấu vết thời mê đắm Nụ hôn đau và mặn Ròng ròng một mùa hè.
(Trần Hùng, Thảm khắc – tr. 242)
Hãy về mở lại trang thơ Đem nắng gieo trong đáy mắt Hong khô giọt lệ đợi chờ
(Bùi Thị Xuân Mai, Gió ơi – tr. 294)
(3) Xin đừng lưu luyến
Em không còn muốn nghĩ về anh Chỉ buồn và nuối tiếc
Em thương cho sự lầm lỡ của mình
(Hà Minh Đức, Chia tay – tr.194)
Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi không có điều kiện đi sâu vào tất cả ví dụ của các kiểu cấu trúc rào đón vừa nêu. Chỉ xin phân tích kỹ hơn kiểu dạng cấu trúc phức hợp với nhiều cú phụ của hành động cầu khiến trong thơ tình: Trong 3 ví dụ trên, 4 dòng thơ tạo thành một cú chính với hạt nhân là một cấu trúc đề-thuyết mang nội dung cầu khiến bao trùm, nhưng trong đó có các cú con làm bổ tố/định tố cho hành động/ nội dung hành động cầu khiến mà vai trao gửi đến vai nhận: Ở (1), cú chính của câu là thành phần đề (vai trao- khuyết lâm thời) và thuyết - xin đừng hình dung dấu vết thời mê đắm ( trong đó
dấu vết thời mê đắm và định tố cho nội dung hành động đừng hình dung). Tiếp theo đó là một cú con có vai trò định tố cho dấu vết thời mê đắm (dấu vết đó là
Nụ hôn đau và mặn/ Ròng ròng một mùa hè). Tất cả đều làm vai trò bổ tố cho hành động đừng hình dung. Ở (2), 4 dòng thơ chỉ là một cú với nhiều vị từ đan cài (hãy về…đem nắng…hong khô), tất cả làm vai trò bổ tố cho hành động
đừng đi xa nữa. Ở (3), có một cú chính với thành phần đề thuyết là em (đề - khuyết tạm thời) xin (anh) đừng lưu luyến (thuyết). Tiếp theo đó là 3 cú con làm định tố cho nội dung hành động đừng lưu luyến của cú chính: Em không còn muốn nghĩ về anh (em là đề, không còn muốn nghĩ về anh là thuyết); (Em) chỉ buồn và nuối tiếc (em là đề, Chỉ buồn và nuối tiếc là thuyết); Em thương cho sự lầm lỡ của mình (em là đề, thương cho sự lầm lỡ của mình là thuyết). Cả
3 cú con này đều làm bổ tố cho hành động xin (anh) đừng lưu luyến của nhân vật em.
Trong cấu trúc một hành động cầu khiến, càng nhiều thành phần bổ trợ thì việc tri nhận đích ngôn trung của nó càng thêm gián tiếp. Vì thế, chúng tôi xem cấu trúc phức hợp này của hành động cầu khiến chính là một biểu thức rào đón trong dụng ý của chính nhà thơ.