Các động từ ngôn hành “cầu, xin, van, ước” trong thơ tình

Một phần của tài liệu Hành động cầu khiến trong thơ tình (khảo sát dựa trên cứ liệu tuyển tập thơ tình việt nam thế kỷ XX) (Trang 37 - 41)

1. Cầu khiến trực tiếp bằng các phương tiện từ vựng

1.1.2. Các động từ ngôn hành “cầu, xin, van, ước” trong thơ tình

Các động từ ngôn hành cầu khiến thường có mặt trong các phát ngôn cầu khiến, có thể kể đến là: ra lệnh, cấm, cho phép/ cho, yêu cầu, đề nghị, khuyên, nhờ, mời, cầu, chúc, xin, xin phép, van, lạy…

Các động từ này chuyên hoạt động trong mô hình cấu trúc cú pháp C2, ứng với mô hình chức năng Đ-T:

C2= D1 - Vnhck - D2 - V(p)

(Trong đó: D1, D2 là danh từ ở ngôi 1, 2, ngôi gộp; V(p) : Vị từ, động từ có phần phụ tố Tck : Tiểu từ cầu khiến)

Vnhck : Động từ ngôn hành cầu khiến)

Ví dụ : Tôi/ nhờ /bạn /về nhà gia sư cho con trai tôi.

Trong thơ: Tạm biệt Huế với em là tiễn biệt

Hải Vân ơi xin người đừng tắt ngọn sao khuya

(Thu Bồn, Tạm biệt – tr. 145)

Người tình hỡi

Xin em đừng đến nữa

Vần thơ rơi vào vết bỏng của khu vườn…

(Đoàn Mạnh Phương, Tình khúc – tr. 350)

Tuy nhiên, mô hình cấu trúc một phát ngôn hội thoại giao tế, khi đem áp dụng trong thơ chỉ có tính tương đối và phải chấp nhận những biến thể. Ở trong mô hình này, vị trí D1, D2 đã biến thể nhiều khi đi vào thơ, phần này sẽ được chúng tôi nói kỹ hơn khi phân tích hai yếu tố của cấu trúc nội dung ngữ nghĩa hành động cầu khiến là vai trao (chủ ngôn) và vai nhận (đối ngôn - người đọc, người nghe). Một số ví dụ:

Vị ngọt ngào thành đắng chát trong tim

(Lê Khánh Mai, Chạy trốn – tr. 296)

Xin gió lạnh đừng lật nghiêng vành nón Kẻo tôi nhìn thấy nước mắt em rơi…

(Vũ Đình Minh, Hội lim – tr. 302)

Giận hờn! Xin cứ giận hờn

Khác chi bão giật từng cơn lạnh lùng

(Trần Lê Văn, Giận hờn – tr. 482)

Điều đặc biệt nhất của động từ ngôn hành ở hành động ngôn trung cầu khiến trong thơ tình là sự vắng mặt tuyệt đối của các động từ: ra lệnh, cấm, cho phép, yêu cầu, đề nghị, khuyên, xin phép… Một số động từ khác có xuất hiện với số lượng ít như các động từ: cầu, ước, van, lạy… Chỉ duy nhất động từ

xin là xuất hiện liên tục với số lượng khá lớn (chiếm 93% động từ ngôn hành sử dụng trong phát ngôn cầu khiến ở thơ tình). Điều này có thể được lý giải: Những động từ có lực ngôn trung mạnh mang sắc thái khiến (tính bắt buộc, ép buộc) nhiều hơn cầu như ra lệnh, cấm, yêu cầu, đề nghị…không thích hợp đối với đặc trưng nội dung ý nghĩa thơ tình. Động từ xin, ước, cầu với lực ngôn trung mang yếu tố cầu lớn là một sự lựa chọn tối ưu cho việc biểu thị một hành động ngôn trung mong muốn ai làm (ai làm xảy ra hoặc xảy ra) một điều gì đó. Trong khảo sát của chúng tôi, chỉ có 4 động từ ngôn hành xuất hiện trong hành động cầu khiến ở thơ tình là: van, cầu, xin, ước. Các động từ này đều có cùng trường nghĩa (hướng tới nguyện vọng, mong muốn một điều gì đó/ ai làm một việc gì đó); và có chung một đặc điểm là tính cầu cao hơn tính khiến.

Động từ ngôn hành van chỉ xuất hiện trong hai hành động cầu khiến. Trong các trường hợp xuất hiện, động từ van đã ở đúng vị trí mà cấu trúc C2 đã chỉ ra.

Anh van em ngừng lại khúc đàn hoa Nương tay nhẹ, gieo một lời vĩnh biệt

Anh van em chớ sầu trong mắt biếc, Cho hồn ai thôi nhớ chút ly hương

(Đinh Hùng, Tiếng dương cầm – tr.53)

Đường duyên dẫu lắm khúc vòng Van em, em chớ mủi lòng thương tôi.

(Lê Quốc Hán, Dỗi – tr. 214)

Động từ van cũng chỉ có tính cầu mà không có tính khiến nhưng so với xin, cầu thì tính cầu của van còn mạnh mẽ hơn. Nó thể hiện sự nhún nhường của chủ ngôn đối với đối tượng, đối tượng có quyền quyết định việc mà chủ ngôn cầu xin; có lẽ vì nét nghĩa đó mà động từ van xuất hiện hạn chế trong thơ tình.

Hai động từ ngôn hành cầu, ước xuất hiện trong trường hợp nội dung ý muốn của hành động ngôn trung là nguyện vọng, mong muốn một chuyện gì đó xảy ra. Theo Từ điển tiếng Việt, “cầu” có nghĩa là mong muốn cho mình.

Động từ ước cũng trong trường nghĩa này:

Ước mai sau nước mắt trời Lại buông hai giọt ra đời hai ta

(Phạm Đình Thái, Mai sau – tr. 404)

Ước chi có một buổi chiều

Hanh hanh nắng núi, heo heo gió đồng Em tôi mặc áo lụa hồng

Nằm trên bãi cỏ đọc dòng thơ tôi.

(Trần Hữu Thung, Ước chi – tr. 433)

Ngun ngút khói hương vàng Say trong giấc mơ màng Em cầu xin Giời Phật Sao cho em lấy chàng.

Một số trường hợp khác xuất ngôn từ tương đương, và nằm trong khả năng có thể thêm vào động từ cầu, ước. Ví dụ:

Phải chi anh là đất là sông Đất thẳm sâu không cùng Sông tràn ra biển cả Em trằm mình trong đó Để suốt đời là của riêng anh.

(Uyên Phương, Em thành triệu phú – tr. 360)

Phải chi mang tình thái vừa có tính chất ước mong, vừa mang sắc thái hơi hối tiếc, có thể thay Ước gì anh là đất sông…Đây là lời cầu mong (lực ngôn trung là cầu, không có khiến) của chủ thể trữ tình (chủ ngôn), nhưng không phải không có đối ngôn tiếp nhận. Lời cầu mong ở đây không phải vu vơ, đối với chủ thể trữ tình thì lời cầu mong này hướng tới nhân vật em với mong muốn nhân vật em hiểu được lòng của mình, mênh mông, thẳm sâu như đất như sông…

Động từ ngôn hành xin, xuất hiện với số lượng nhiều, vì vậy khả năng kết hợp và vai trò của nó cũng phức tạp hơn (chúng tôi sẽ nói rõ thêm khi có điều kiện). Xin nghĩa là: Ngỏ ý với người nào đó, mong muốn người ấy cho mình cái gì hoặc đồng ý cho mình làm điều gì. Từ dùng ở đầu lời biểu thị thái độ khiêm tốn, lịch sự [70 ; 38]. Xin cũng có tính cầu rất mạnh, có phần quỵ lụy, nhún nhường và biểu thị vị thế giao tiếp của vai trao thấp hơn vai nhận; vì thế trong thơ tình, xin thường được kết hợp với các tiểu từ tình thái có tính khiến mạnh hơn như hãy (xin hãy), đừng (xin đừng) để tạo sự bình đẳng về vị thế giao tiếp mà không làm giảm độ thiết tha:

Xin đừng lưu luyến

Em không còn muốn nghĩ về anh Chỉ buồn và nuối tiếc

(Hà Minh Đức, Chia tay – tr.194)

Xin gió lạnh đừng lật nghiêng vành nón Kẻo tôi nhìn thấy nước mắt em rơi…

(Vũ Đình Minh, Hội lim – tr. 302)

Một phần của tài liệu Hành động cầu khiến trong thơ tình (khảo sát dựa trên cứ liệu tuyển tập thơ tình việt nam thế kỷ XX) (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w