Tìm hiểu chung 1/ Tác giả tác phẩm.

Một phần của tài liệu Gián án Giáo án ngữ văn 9 kì II (Trang 58 - 62)

1/ Tác giả - tác phẩm. a/ Tác giả.

- Thanh Hải ( 1930 – 1980), tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn, quê ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế.

- Ông là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu.

b/ Tác phẩm:

Bài thơ được sáng tác tháng 11 năm 1980, khi nhà thơ đang nằm trên giường bệnh – không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời.

2/ Đọc – giải thích từ. ( SGK) ( SGK)

xuân đất nước → suy nghĩ ước mơ nguyện làm một mùa xuân nhỏ góp phần vào mùa xuân lớn

Hướng dẫn đọc – tìm hiểu văn bản.

- GV: Hình ảnh mùa xuân ở khổ thơ đầu được dùng với ý nghĩa gì?

- HS: Mùa xuân của thiên nhiên - GV: Hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên được phác họa như thế nào? (Những chi tiết nào được miêu tả mùa xuân? Qua đó em hình dung bức tranh như thế nào?)

- HS: Phát biểu

- GV: Cảm xúc của tác giả trước cảnh đất trời vào xuân được diễn tả ở những hình ảnh cụ thể nào? Bình luận những hình ảnh đó?

- HS:Cảm xúc của tác giả được miêu tả trực tiếp.

Từng giọt long lanh rơi. Tôi đưa tay tôi hứng.

“Giọt long lanh” → giọt mưa mùa xuân, giọt âm thanh (có sự chuyển đổi cảm giác

→ Niềm say sưa ngây ngất của nhà thơ trước cảnh đẹp của thiên nhiên đất trời vào mùa xuân

- GV: Từ mùa xuân của thiên nhiên nhà thơ chuyển sang cảm nhận về mùa xuân đất nước. Hình ảnh nào thể hiện điều đó?

- HS: Người cầm súng, người ra đồng

- GV: nhận xét về sức sống mùa xuân gắn liền với hai hình ảnh đó. - HS:

Lộc non gắn với họ → hay chính họ đem mùa xuân đến mọi nơi trên đất nước.Sức sống của mùa xuân thể hiện trong nhịp hối hả, âm thanh xôn xao với tương lai đẹp đẽ “Như vì sao lung linh”.

- GV: Từ cảm xúc về mùa xuân của thiên nhiên đất nước, tác giả nói đến (mùa xuân) sự suy ngẫm của bản thân, nhận xét cách chuyển đổi mạch thơ?

II/ Đọc – tìm hiểu văn bản.1/ Nội dung 1/ Nội dung

a/ Hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên, đất nước. thiên nhiên, đất nước.

* Mùa xuân của thiên nhiên - Dòng sông xanh.

- Bông hoa tím (xứ Huế). - Tiếng chim hót.

→ Vài nét khắc họa gợi ra không gian rộng, mầu sắc tươi thắm, âm thanh vang vọng vui tươi.

* Mùa xuân của đất nước.

- Mùa xuân người cầm súng - chiến đấu

- Mùa xuân người ra đồng → Hai lực lượng chính của đất nước

- HS: Chuyển ý tự nhiên vì suy ngẫm về mùa xuân đất nước.

- GV: Điều tâm niệm của nhà thơ là gì?

- HS: mong muốn được sống có ích, công hiến cho cuộc đời là một lẽ tự nhiên như chim muông hoa lá toả hương sắc cho đời.

- GV: Hình ảnh thơ nào thể hiện điều đó?

- HS: Làm con chim hót. + Làm một nhành hoa.

+ Nhập vào nốt trầm xao xuyến. - GV: Nhận xét những hình ảnh có gọi là lỗi lặp không? Vì sao?

- HS: Hình ảnh đẹp, tự nhiên, câu tứ lập tạo sự đối ứng chặt chẽ thể hiện niềm mong muốn được sống có ích, công hiến cho cuộc đời là một lẽ tự nhiên như chim muông hoa lá toả hương sắc cho đời.

GV bình liên tưởng thơ Tố Hữu. “Nếu là con chim chiếc lá…”

- GV:Hiểu hình ảnh “Mùa xuân nho nhỏ” như thế nào? Vì sao tác giả đặt tên cho bài thơ?

- HS: Mùa xuân nho nhỏ : nhỏ nhẹ bình dị khiêm nhường tâm niệm chân thành tha thiết của nhà thơ. - GV: Nêu những nét nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ?

- HS: Thơ 5 chữ gồm làn điệu dân ca miền Trung, âm hưởng nhẹ nhàng tha thiết.

- GV: gọi HS nêu ý nghĩa của bài thơ.

- HS: Phát biểu

b/ Tâm niệm của nhà thơ.

Khát vọng được hoà nhập vào cuộc sống đất nước:

- Làm con chim hót. - Làm một nhành hoa.

- Nhập vào nốt trầm xao xuyến.

2/ Nghệ thuật.

- Viết theo thể thơ năm chữ nhẹ nhàng, tha thiết, mang âm hưởng gần gũi với dân ca.

- Kết hợp hài hòa giữa những hình ảnh thơ tự niên, giản dị với những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng khái quát.

- Sử dụng ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc với các hình ảnh ẩn dụ, điệp từ, điệp ngữ, sử dụng từ ngữ xưng hô….

- Có cấu tứ chặt chẽ, giọng điệu thơ luôn có sự biến đổi phù hợp với nội dung từng đoạn.

3/ ý nghĩa

Bài thơ thể hiện những rung cảm tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp

Hướng dẫn tự học

- Học thuộc lòng bài thơ.

- Phân tích, cảm thụ về một đoạn thơ trong bài.

của mùa xuân thiên nhiên, đất nước và khát vọng được cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời.

4/ Củng cố.

- Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.

- Tâm niệm của nhà thơ là gì? Giải thích nhan đề. 5/ Dặn dò.

- Xem lại nội dung bài.

- Thực hiện yêu câu phần luyện tập. - Chuẩn bị: Viếng lăng Bác.

IV/ PHẦN RÚT KINH NGHIỆM.

Tiết 117 Ngày soạn:

Ngày dạy: Số tiết: 1 tiết

VIẾNG LĂNG BÁC

Một phần của tài liệu Gián án Giáo án ngữ văn 9 kì II (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(200 trang)
w