Luyện nói trước lớp

Một phần của tài liệu Gián án Giáo án ngữ văn 9 kì II (Trang 125 - 130)

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

2/ Luyện nói trước lớp

Yêu câù - Rành mạch, rõ ràng từng ý, từng nội dung. - Sử dụng vốn từ ngữ, kiểu câu và ngữ điệu phù hợp . 4/ Củng cố.

5/ Dặn dò.

- Xem lại những nội dung đã học. - Chuẩn bị: Trả bài tấp làm văn số 6.

IV/ PHẦN RÚT KINH NGHIỆM.

Tiết 144 Ngày soạn:

Ngày dạy: Số tiết: 1 tiết. TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Giúp HS: 1/ Kiến thức.

Hệ thống các kiến thức đã học về nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. 2/ Kỹ năng.

- Nhận ra những ưu điểm, nhược điểm về nội dung và hình thức trình bày trong bài viết của mình.

- Thấy được phương thức khắc phục, sửa chữa các lỗi chính tả trong bài.

II/ CHUẨN BỊ.

- GV: Bài viết của HS. - HS: tập vở - SGK.

III/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG.

1/Ổn định lớp. 2/ Kiểm tra bài cũ. 3/ Trả bài viết.

Hoạt động của GV - HS Nội dung Bổ sung

Phân tích đề.

- HS đọc lại đề.

- GV: Em hãy phân tích yêu cầu của

I/ Đề bài

Cảm nhận của em về bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn

đề?

- HS: trình bày.

- GV nhấn mạnh yêu cầu

Xây dựng dàn ý.

- GV: Nêu bố cục bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ. Với đề bài trên, nội dung cụ thể từng phần như thế nào? (Lưu ý :Phần thân bài: Có thể cảm nhận về hình ảnh thơ, các khổ thơ trong bài). - HS phát biểu xây dựng dàn ý từng phần. - HS khác nhận xét, bổ sung. - GV kết luận. Trả bài:

- HS đọc bài làm của mình đối chiếu với câu hỏi (gợi ý) SGK – tự nhận xét bài làm của minh (viết xuống dưới bài viết).

- GV gọi HS đọc phần tự nhận xét

Chữa lỗi.

- GV gọi học sinh lên bảng tự ghi nhận lỗi trong bài của minh

- Từ , câu - Diễn đạt. - Chính tả HS tự chữa.

Nhận xét chung

- GV: Nêu một số bài tốt, phê bình một số bài kém

- GV đọc một bài khá cho HS nghe. - GV: vào sổ điểm

Hướng dẫn tự học

Tự sửa chữa những lỗi trong bài viết của mình.

Phương.

- Thể loại: Bình luận toàn bộ tác phẩm.

- Nội dung: Tình cảm thành kính của tác giả nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chúng đối với Bác

II/ Dàn ý

1/ Mở bài:

Giới thiệu tác giả, tác phẩm, cảm nhận chung về tác phẩm. 2/ Thân bài: (Trình bày theo mạch cảm xúc), - Cảm xúc của tác giả về hình ảnh hàng tre. - Cảm xúc của tác giả về hình ảnh dòng người. - Cảm xúc của tác giả về Bác. - Cảm xúc trực tiếp của tác giả khi đến viếng lăng Bác.

3/ Kết bài:

- Khẳng định giá trị của bài thơ. - Suy nghĩ của bản thân.

III/ Trả bài.

IV/ Chữa lỗi.

4/ Củng cố.

5/ Dặn dò.

- Xem lại các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. - Chuẩn bị: Biên bản.

IV/ PHẦN RÚT KINH NGHIỆM.

Tiết 145 Ngày soạn:

Ngày dạy: Số tiết: 1 tiết. BIÊN BẢN I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Giúp HS: 1/ Kiến thức.

Mục đích, yêu cầu, nội dung của biên bản và các loại biên bản thường gặp trong cuộc sống.

2/ Kỹ năng.

Viết được một biên bản sự vụ hoặc hội nghị.

II/ CHUẨN BỊ.

- GV: Giáo án – SGK. - HS: tập vở - SGK.

III/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG.

1/Ổn định lớp. 2/ Kiểm tra bài cũ. 3/ Bài mới

.

Hoạt động của GV - HS Nội dung Bổ sung

Tìm hiểu chung I/ Tìm hiểu chung 1/ Ví dụ:

- GV: gọi HS đọc các văn bản sgk. - GV: Hai biên bản trên viết để làm gì ?

- HS: Ghi chép sự việc đang diễn ra, mới xảy ra

- GV: Cụ thể, mỗi biên bản ghi chép sự việc gì?

- HS: phát biểu.

- GV: Biên bản cần đạt những yêu câù gì về nội dung, hình thức?

- HS:Số liệu, sự kịên phải chính xác, cụ thểl ghi chép trung thực, đầy đủ.

Cách viết biên bản.

- GV: Gọi HS đọc lại văn bản ở phần I.

- GV: Biên bản trên gồm có những mục nào: Các mục đó được sắp xếp ra sao?

- HS: phần mở đầu – nội dung – kết thúc.

- GV: Phần mở đầu của biên bản gồm những mục gì?

Tên của biên bản được viết như thế nào?

- GV: Phân nội dung biên bản gồm nước mục gì?

Nhận xét cách ghi những nội dung này trong biên bản?

- HS: Ngắn gọn, chính xác..

- GV: Phần kết thúc biên bản gồm có những mục nào?

- GV: Lời văn ghi biên bản phải như thế nào?

- HS: Ngắn gọn

- Gọi 1 HS đọc ghi nhớ (SGK)

- GV: Khi trình bày một biên bản cần lưu ý điều gì?

- HS: Tên quốc hiệu, tên biên bản cần trình bày ra sao? Các mục trong biên bản (khoảng cách giữa các mục) được trình bày ra sao? Các kết quả trình bày số liệu như thế nào?...

- GV kết luận một số điểm cần lưu ý. - GV: So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa hai biên bản trên? - HS:Giống nhau về cách trình bày và các mục (một số mục cơ bản); khác nhau về nội dung cụ thể.

- GV khái quát lại toàn bộ kiến thức

- Văn bản 1: SGK - Văn bản 2: SGK

2/ Nhận xét

a. Mục đích.

- Văn bản 1: Đại hội chi đội → Hội nghị

- Văn bản 2: Trả lại phương tiện … → sự vụ.

b. Yêu cầu

- Nội dung: Số liệu, sự kiện cụ thể, chính xác, trung thực, đầy đủ.

- Hình thức: Lời văn ngắn gọn, chặt chẽ, chính xác.

bài học.

Hướng dẫn HS luyện tập.

- HS đọc yêu cầu bài tập 1 và đứng tại chỗ trả lời. - HS khác nhận xét, bổ sung. - GV Sửa, kết luận. - HS đọc bài tập 2. GV nhấn mạnh lại. - HS tập viết (ra nháp)

- Gọi 3 em lên bảng trình bày. - HS theo dõi và nhận xét. - GV sửă, cho điểm.

(Nếu không đủ thời gian, cho HS về nhà làm)

Hướng dẫn tự học

Tập viết một biên bản hoàn chỉnh, đúng quy cách.

3/ Kết luận

a/ Khái niệm

Biên bản là loại văn bản ghi chép lại một cách trung thực, chính xác, đầy đủ một sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra.

b/ Yêu cầu.

Số liệu, sự kiện phải chính xác, cụ thể; ghi chép phải trung thực.

c/ Bố cục, cách viết.

- Phần mở đầu: Quốc hiệu và tiêu ngữ ( biên bản sự vụ, hành chính), tên biên bản, thời gian, địa điểm, thành phần tham dự và chức trách của họ.

- Phần nội dung: Diễn biến và kết quả của sự việc.

- Phần kết thúc: thời gian kết thúc, chữ kí và họ tên của các thành viên có trách nhiệm, những văn bản hoặc hiện vật kèm theo ( nếu có).

II/ Luyện tập

Một phần của tài liệu Gián án Giáo án ngữ văn 9 kì II (Trang 125 - 130)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(200 trang)
w