Ngày soạn: 25/4/2008 Tiết 95,96,97: Văn học
TỔNG KẾT PHẦN VĂN HỌC
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp hs: Giúp hs:
- Nắm lại toàn bộ những kiến thức cơ bản của chương trình văn học lớp 10, từ văn học dân gian đến văn học Việt Nam đến văn học nước ngoài.
- Có năng lực phân tích văn học theo từng cấp độ, từ sự kiện văn học đến tác giả, tác phẩm văn học, từ ngôn ngữ đến hình tượng nghệ thuật.
- Biết vận dụng những kiến thức đã học để tiếp thu những kiến thức sẽ học trong chương trình văn học lớp 11.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH - Sgk, sgv, giáo án, bảng phụ. - Sgk, sgv, giáo án, bảng phụ.
- Chủ yếu sử dụng phương pháp vấn đáp, thảo luận nhóm cộng với sự diễn giải của gv.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC. I. Ổn định lớp I. Ổn định lớp
II. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của hs. III. Bài mới.
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs lập bảng so sánh vhdg và văn học viết. 1. Văn học dân gian và văn học viết.
- Đặc điểm chung: Ảnh hưởng truyền thống dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hoá, văn học nước ngoài, hai nội dung lớn xuyên suốt là yêu nước và nhân đạo.
- Đặc điểm riêng:
Đặc điểm Văn học dân gian Văn học viết
Thời điểm ra đời - Ra đời sớm, từ khi chưa
có chữ viết. - Ra đời khi có chữ viết
Tác giả - Sáng tác tập thể - Sáng tác cá nhân
Hình thức lưu truyền - Truyền miệng - Chữ viết Hình thức tồn tại - Gắn liền với những sinh
hoạt động khác nhau trong đời sống cộng đồng (gắn với môi trường diễn xướng)
- Cố định thành văn bản viết, manng tính độc lập của một tác phẩm văn học. Vai trò, vị trí - Vai trò nền tảng của văn
học dân tộc
- Nâng cao và kết tinh những thành tựu nghệ thuật Hoạt động 2: Hướng dẫn hs so sánh văn học trung đại và văn học hiện đại.
2. Văn học trung đại và văn học hiện đại
Đặc điểm Văn học Việt Nam từ thế kỉ X → XIX (VHTĐ)
Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX → đến nay (VHHĐ)
Chữ viết - Chữ Hán và chữ Nôm - Chủ yếu là chữ quốc ngữ
Thể loại - Thể loại tiếp thu từ TQ:
cáo, hịch, phú, thơ Đường....
- Thể loại sáng tạo trên cơ sở tiếp thu: Thơ Đường luật
- Thể loại tiếp biến từ vhtđ: thơ Đường luật, câu đối... - Thể loại vhhđ: thơ tự do, truyện nngắn, tiểu thuyết...
viết bằng chữ Nôm...
- Thể loại văn học dân tộc: truyện thơ, ngâm khúc, hát nói...
Tiếp thu từ nước ngoài - Tiếp thu vhóa, văn học TQ.
- Bên cạnh việc tiếp nhận ảnh hưởng của văn học TQ, văn học hiện đại đã mở rộng tiếp thu văn hoá, văn học PT, văn học Nga.... Hoạt động 3: Hướng dẫn hs tổng kết hai nội dung văn học tđ Việt Nam
3. Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo
a. Chủ nghĩa yêu nước: Biểu hiện phong phú, đa dạng vừa phản ánh truyền thống yêu
nước bất khuất của dân tộc, vừa chịu sự tác động của tư tưởng "trung quân ái quốc" b. Chủ nghĩa nhân đạo: Vẫn là truyền thống nhân đạo của dân tộc Việt Nam. Bên cạnh đó là những ảnh hưởng tư tưởng tích cực vốn có của Nho, Phật, Đạo.
Hoạt động 4: Cho thực hành những câu còn lại → Gv tổng kết. ÔN TẬP PHẦN VĂN HỌC
Tiết 95-97---I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
Giúp HS hệ thống lại toàn bộ những kiến thức cơ bản trong chương trình văn học 10, từ văn học dân gian đến văn học viết, từ văn học Việt Nam đến văn học nước ngoài. Bên cạnh đó nâng cao năng lực phân tích văn học theo từng cấp độ: ngôn ngữ, hình tượng văn học, sự kiện, tác gia, tác phẩm.