theo gợi ý của gv?
cảnh nhất định.
- Nhiều biện pháp tu từ được sử dụng: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nói quá...→ tính hình tượng.
2. Tính truyền cảm:
- Thể hiện ở chỗ làm cho người nghe người đọc cùng vui, buồn, yêu thích...với mình → Sự hoà đồng, giao cảm với người đọc.
- Tính truyền cảm có được là do:
+ Sự lựa chọn ngôn ngữ để miêu tả, bình giá đối tượng khách quan (truyện và kịch) và tâm trạng chủ quan (thơ trữ tình) + Sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ tự sự và miêu tả với biểu cảm. 3. Tính cá thể hoá:
- Ngôn ngữ là phương tiện diễn đạt chung của cộng đồng nhưng mõi mỗi nhà văn, nhà thơ đều có cách sử dụng riêng, không thể nhầm lẫn.
- Cách xử lí ngôn ngữ → giọng điệu, phong cách ngôn ngữ.
- Thể hiện trong lời của các nhân vật.
III. Luyện tập* Bài tập 3: * Bài tập 3: a. Canh cánh b. Gieo c. Huỷ * Bài tập 4: Gợi ý:
- Cách chọn từ ngữ để tạo hình tượng mùa thu.
- Nhịp điệu khác nhau.
- Hình tượng mùa thu ở ba tác giả không cùng thời đại, không giống nhau ở phong cách ngôn ngữ cá nhân.
D. Dặn dò.
- Các em về học bài và soạn đoạn trích "Trao duyên" của NDU.
Ngày soạn: 27/3/2008 Tiết 85: Đọc văn TRAO DUYÊN (Trích "Truyện Kiều") Nguyễn Du A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp hs:
- Hiểu được tình yêu sâu nặng và bi kịch của Kiều qua đoạn trích. Đối với Kiều tình và hiếu thống nhất chặt chẽ
- Nắm được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật trong đoạn trích. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH - Sgk, sgv, giáo án, bảng phụ.
- Chủ yếu làm việc theo nhóm và thảo luận để tìm hiểu văn bản.