TRẢ BÀI VIẾT SỐ 5 A Mục tiêu bài học:

Một phần của tài liệu Giao-an-10-hk1 (Trang 129 - 132)

C. Tiến trình tổ chức giờ dạy học:

TRẢ BÀI VIẾT SỐ 5 A Mục tiêu bài học:

A. Mục tiêu bài học:

Giúp học sinh:

- Củng cố thêm những kiến thức và kĩ năng về văn thuyết minh (đặc biệt là tính chính xác và hấp dẫn của văn bản thuyết minh) cũng như về các kĩ năng cơ bản nhất như lập dàn ý hay diễn đạt.

- Tự đánh giá được những ưu, nhược điểm trong bài làm văn của mình về cả hai mặt: vốn tri thức và trình độ làm văn.

B. Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành giờ dạy _ học:

- Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, tài liệu tham khảo.

- Sử dụng các hình thức phát vấn, trao đổi, thảo luận... theo hưóng quy nạp.

C. Tiến trình tổ chức giờ dạy _ học:

I. Ổn định lớp: II. Kiểm tra bài cũ: III. Bài mới:

Thao tác 1: gọi học sinh nhắc lại đề tài và ghi đề lên bảng. Đề: Đề 1: thuyết minh một danh lam thắng cảnh của quê hương.

Đề 2: thuyết minh một tác giả văn học mà em đã học. 1. Yêu cầu của bài làm:

Thao tác 2: hãy xác định yêu cầu của đề và khi làm bài.

Đề 1: thuyết minh một danh lam thắng cảnh của quê hương. Đề 2: thuyết minh một tác giả văn học mà em đã học. Bài làm phải đảm bảo tính chuẩn xác và hấp dẫn.

2. Dàn ý:

Thao tác 3: yêu cầu lập dàn ý. Đề 1:

- Mở bài: giới thiệu danh lam thắng cảnh. - Thân bài:

+ Vị trí, đặc điểm của danh lam thắng cảnh. + Nét đặc sắc của thắng cảnh.

+ Truyền thuyết về danh lam thắng cảnh. - Kết bài:

+ Nhìn lài những nét chính đã thuyết minh. + Lưu trữ cảm xúc lâu trong lòng độc giả.

Đề 2:

- Mở bài: giới thiệu tác gia văn học. - Thân bài: + Cuộc đời. + Sự nghiệp (chính) + Đánh giá. - Kết bài: + Những ý chính đã thuyết minh. + Cảm xúc. 3. Nhận xét:

- Ưu: nắm được kiểu bài, yêu cầu của thuyết minh. Bố cục rõ ràng, nhiều bài sáng tạo.

- Khuyết: thuyết minh một cách chung chung chưa rõ ràng, sinh động. Sai lỗi diễn đạt. Bài viết sơ sài.

4. Chữa lỗi:

Giáo viên cho học sinh sửa trực tiếp → giáo viên tổng kết. 5. Ra đề bài viết số 6:

BÀI VIẾT SỐ 6 (Văn thuyết minh ) (Văn thuyết minh ) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp hs:

- Nắm vững kiến thức về kiểu văn bản thuyết minh và cách thức thuyết minh một tác giả, tác phẩm đã học.

- Biết vận dụng các phương pháp và hình thức kết cấu của VBTM thích hợp để viết bài văn.

B. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

- Gv gợi ý cho hs tham khảo các đề văn trong sgk và hướng dẫn cách làm bài. - GV cân nhắc ra đề cho phù hợp, có thể lấy một đề trong sgk.

- HS ôn tập kĩ kiến thức về một tác giả, tác phẩm đã học. * Đề: Giới thiệu tác gia Nguyễn Trãi.

- Yêu cầu: 1. Hình thức: 1. Hình thức:

+ Bài văn thuyết minh có bố cục hợp lí, chặt chẽ, sáng rõ. + Diễn đạt mạch lạc không sai sót.

2. Nội dung:

Có nhiều cách trình bày nhưng phải đảm bảo các nội dung sau:

+ Giới thiệu một số thông tin cá nhân: Họ tên, năm sinh, năm mất, thành phần xuất thân.

+ Bối cảnh lịch sử và những nét nổi bật về cuộc đời tác giả. + Sự nghiệp sáng tác, các giai đoạn và tác phẩm tiêu biểu.

+ Những đóng góp nổi bật về nội dung tư tưởng trong các tác phẩm của Nguyễn Trãi.

+ Những đóng góp về nghệ thuật

+ Vị trí của Nguyễn Trãi trong lịch sử văn học Việt Nam. - Biểu điểm:

+ Điểm > 8: Đáp ứng gần như đầy đủ những yêu cầu trên, có sự chủ động linh hoạt

trong việc thuyết minh một vấn đề có sẵn trong sgk. Bố cục rõ ràng, ít mắc lỗi diễn đạt. + Điểm 6-7: Nắm được kĩ năng thuyết minh song ý chưa chặt chẽ, sai sót trong diễn đạt.

+ Điểm 4-5: Nội dung thuyết minh còn nghèo, kết cấu bài văn chưa rõ, lỗi diễn đạt nhiều.

+ Điểm 2-3: Bài viết vụng về, nội dung và diễn đạt sai nhiều.

+ Điểm 0-1: Lạc đề, chưa nắm được kiểu bài và nội dung thuyết minh.

Ngày 29/2/2008 Tiết 74,75: Tiếng Việt

NHỮNG YÊU CẦU VỀ SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT

Một phần của tài liệu Giao-an-10-hk1 (Trang 129 - 132)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(184 trang)
w