Hoạt động ngữ văn: Làm thơ bảy chữ

Một phần của tài liệu Dạy học ngữ văn 8-1 (Trang 178 - 180)

III. Tìm hiểu văn bản

hoạt động ngữ văn: Làm thơ bảy chữ

I. Kiến thức cơ bản cần nắm vững 1. Số tiếng, số câu trong thơ 7 chữ

Thơ 7 chữ, cũng có nghĩa là thơ mà mỗi dòng thơ có 7 tiếng, gồm một số loại khác nhau:

+ Thơ 7 chữ cổ thể (còn gọi là cổ phong) - thất cổ, có hình thức tơng đối tự do, có thể có câu không phải 7 tiếng.

+ Thơ thất ngôn Đờng luật, 8 câu 7 chữ - thất ngôn bát cú - và tứ tuyệt, 4 câu 7 chữ - thất ngôntứ tuyệt, có niêm luật rất chặt chẽ.

+ Thơ 7 chữ hiện đại, thờng tự do, linh hoạt hơn thơ thất ngôn và tứ tuyệt Đ- ờng luật.

2. Nhịp thơ 7 chữ

Thơ thất ngôn thờng ngắt nhịp 4/3, nhng thơ mới 7 chữ ngắt nhịp có linh hoạt hơn chng chủ yếu vẫn thờng là mgắt nhịp 4/3 truyền thống.

Ví dụ:

Thân em vừa trắng / lại vừa tròn, Bảy nổi ba chìm / với nớc non. Rắn nát mặc dầu / tay kẻ nặn, Nhng em vẫn giữ / tấm lòng son.

3. Vần trong thơ 7 chữ

Trong thơ 7 chữ, vần có thể là vần chính, trùng nhau hoàn toàn. Ví dụ:

Thân em vừa trắng / lại vừa tròn, Bảy nổi ba chìm / với nớc non. Rắn nát mặc dầu / tay kẻ nặn, Nhng em vẫn giữ / tấm lòng son.

Cũng có thể là vần thông, không trùng nhau hoàn toàn mà chỉ gần đúng. Ví dụ:

Đi, bạn ơi, đi! Sống đủ đầy, Sống trào sinh lực, bốc men say

Vần có thể bằng, cũng có thể trắc. Ví dụ:

Mẹ ơi! Chiếc áo con đa rách Con biết làm sao trở lại nhà

Để mẹ vá giùm? Con thấy lạnh Gió lùa nỗi nhớ thấm vào da Vần trắc: rách - lạnh

Vần bằng: nhà - da

4. Bố cục trong thơ 7 chữ

- Với thơ thất ngôn bát cú (7 chữ 8 câu), bố cục bài thơ gồm 4 phần: đề, thực, luận, kết.

+ Phần đề gồm: thừa đề, phá đề. Đây là phần mở bài.

+ Phần thực gồm: 2 câu III và IV đối nhau.

Đây là phần triển khai ý từ câu thức đề, nh tả cảnh tả việc, diễn ý, cắt nghĩa, chuẩn bị cho câu luận.

+ Phần luận gồm: 2 câu IV và VI đối nhau.

Đây là phần có chức năng bình luận, nhận định, thông thờng triển khai từ những ý ở 2 câu thực.

+ Phần kết gồm: 2 câu VII và VIII.

Đây là phần có chức năng khép bài, nhng thông thờng là gợi ý, mở ra một ý mới.

II. Hớng dẫn luyện tập

Một phần của tài liệu Dạy học ngữ văn 8-1 (Trang 178 - 180)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(184 trang)
w