Phương pháp gieo trồng:

Một phần của tài liệu Giáo án Công nghệ 7 cả năm_CKTKN_Bộ 4 (FULL) (Trang 43 - 48)

II- GIEO TRỒNG CÂY NÔNG NGHIỆP:

3. Phương pháp gieo trồng:

SGK/40.

* Kết luận: Xử lí hạt giống bằng nhiệt độ và hoá chất làm cho hạt nảy mầm nhanh và diệt trừ sâu, bệnh hại. Gieo trồng phải đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật, đồng thời áp dụng các phương pháp gieo trồng phù hợp với từng loại cây.

IV- ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ: 5 phút

- H: Em hãy cho biết mục đích của việc làm đất và bón phân lót là gì? - H: Mục đích của việc kiểm tra và xử lí hạt giống là gì?

- H: Có những phương pháp gieo trồng cây nông nghiệp nào? Chúng có những ưu, nhược điểm gì?

- GV yêu cầu HS về nhà chuẩn bị mỗi nhóm: 1 phích nước nóng, 2 chậu loại 5 lít, 1 rá nhựa, 1kg thóc hoặc ngô, muối ăn 0,1kg.

Ngày soạn: 02/10/2011 Ngày giảng: 05/10/2011

Tiết 14 - Bài 17

Thực hành

XỬ LÍ HẠT GIỐNG BẰNG NƯỚC ẤM

I- MỤC TIÊU: Sau bài này GV phải làm cho HS:

1. Kiến thức:

Chuẩn bị được dụng cụ và xử lí được hạt giống lúa, ngô bằng nước ấm đúng kĩ thuật như:

- Pha được nước muối để loại bỏ hạt lửng, hạy lép...

- Đặt nhiệt kế, đọc nhiệt kế chính xác. Xác định đúng nhiệt độ nước để xử lí lúa hay ngô. - Ngâm hạt trong nước nóng đúng yêu cầu.

2. Kĩ năng:

Vận dụng được kiến thức đã học để giúp gia đình xử lí và kiểm tra thành công hạt giống lúa, ngô trước khi gieo trồng.

3. Thái độ:

Tích cực cùng gia đình xử lí hạt giống như hạt lúa, ngô trước khi ngâm ủ, để kích thích tốc độ nảy mầm và góp phần phòng trừ sâu, bệnh hại.

II- CHUẨN BỊ:1. Giáo viên: 1. Giáo viên:

- SGK, SGV, giáo án.

- 4->6 nhiệt kế rượu cho các nhóm.

2. Học sinh:

- SGK, đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà.

- Mỗi nhóm 1 phích nước nóng, 2 chậu loại 5 lít, 1 rá, 1kg thóc hoặc ngô, muối ăn 0,1 kg.

III- LÊN LỚP:1. Ổn định tổ chức: 1 phút 1. Ổn định tổ chức: 1 phút Sĩ số Lớp 7A: ... Vắng: ... P: ... K: ... Lớp 7B: ... Vắng: ... P: ... K: ... 2. Các hoạt động dạy học: a, Kiểm tra đầu giờ:

- Mục tiêu: Đánh giá lại kiến thức cơ bản của HS về gieo trồng cây nông nghiệp. - Thời gian: 5 phút.

- Đồ dùng dạy học: Không.

- Cách tiến hành: GV nêu câu hỏi. 1. Xử lí hạt giống nhằm mục đích gì?

2. Ở địa phương em có tiến hành xử lí hạt giống không, nếu có thì xử lí theo cách nào?

b, Bài mới: 34 phút

HĐ1: Hướng dẫn ban đầu

- Mục tiêu: Trình bày được cách xử lí hạt giống bằng nước ấm. - Thời gian: 12 phút.

- Đồ dùng dạy học: Không. - Cách tiến hành:

+ GV nêu mục tiêu của bài và yêu cầu cần đạt được: làm được thao tác xử lí hạt giống bằng nước ấm đối với các loại hạt giống lúa, ngô...

+ GV phân công và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm xử lí hai loại hạt lúa và ngô theo đúng qui trình hướng dẫn.

+ GV giới thiệu từng bước của qui trình xử lí hạt giống và làm mẫu cho HS quan sát. GV

giải thích rõ ý nghĩa của từng bước trong qui trình xử lí, nồng độ muối trong nước ngâm hạt giống có tỉ lệ đủ để quả trứng gà tươi nổi trên mặt nước, thiết diện phần nổi bằng đồng xu là được. Một thể tích hạt lúa cần ba thể tích nước nóng để xử lí. Nước xử lí hạt lúa có nhiệt độ 54 độ, ngô có nhiệt độ 40 độ.

HĐ2: Hướng dẫn thường xuyên

- Mục tiêu: Pha được nước muối để loại bỏ hạt lửng, hạy lép... Đặt nhiệt kế, đọc nhiệt kế chính xác. Xác định đúng nhiệt độ nước để xử lí lúa hay ngô. Ngâm hạt trong nước nóng đúng yêu cầu.

- Thời gian: 16 phút.

- Đồ dùng dạy học: Nhiệt kế rượu. - Cách tiến hành:

+ GV lưu ý HS khi thực hành cẩn thận nước sôi bắn lên người, dùng nhiệt kế cẩn thận. + GV phân nhóm HS thực hành, HS tiến hành xử lí hai loại hạt giống lúa và ngô theo các bước hướng dẫn.

+ GV theo dõi các nhóm thực hành, sữa chữa uốn nắn các sai sót của HS.

- Mục tiêu: HS biết tự đánh giá kết quả thực hành của mình. - Thời gian: 6 phút.

- Đồ dùng dạy học: Không. - Cách tiến hành:

+ GV yêu cầu HS thu dọn vật liệu, thiết bị, làm vệ sinh nơi thực hành.

+ GV hướng dẫn các nhóm tự đánh giá kết quả thực hành: sự chuẩn bị các vật liệu, thiết bị có đầy đủ không? Có làm đúng cá bước trong qui trình không? Kết quả thực hành?

IV- ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ: 5 phút

- GV nhận xét, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện của từng nhóm theo mục tiêu bài học. - GV hướng dẫn HS về nhà tự đọc và nghiên cứu bài 18 SGK, yêu cầu HS về nhà tìm hiểu các biện pháp chăm sóc cây trồng ở gia đình, địa phương và xem trước bài 19 SGK.

---***---

Ngày soạn: 04/10/2011 Ngày giảng: 07/10/2011

Tiết 15 - Bài 19

CÁC BIỆN PHÁP CHĂM SÓC CÂY TRỒNG

I- MỤC TIÊU: Sau bài này GV phải làm cho HS:

1. Kiến thức:

- Nêu được biện pháp tỉa, dặm cây và mục đích của những biện pháp đó trong trồng trọt. - Trình bày được các cách làm cỏ cho cây trồng và mục đích của việc làm cỏ. Trình bày được các cách xới xáo đất, vun gốc cho cây trồng và mục đích của việc xới xáo đất, vun gốc.

- Nêu được vai trò của việc tưới, tiêu nước. Trình bày được các cách tưới nước và nêu ví dụ mỗi cách tưới nước thường ứng dụng cho loại cây trồng phù hợp.

- Trình bày đựơc các cách bón thúc phân cho cây khi cần và nêu được loại phân sử dụng bón thúc có hiệu quả.

- Nêu được một cách khái quát các biện pháp cơ bản trong chăm sóc cây trồng và vai trò của mỗi biện pháp trong hệ thống các biện pháp.

2. Kĩ năng:

Vận dụng được các kiến thức đã học để giúp gia đình trong việc chăm sóc cây trồng.

3. Thái độ:

Tham gia cùng gia đình chăm sóc cây trồng ở vườn như tỉa, dặm cây, làm cỏ, vun xới gốc, tưới nước. II- CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - SGK, SGV, giáo án. - Tranh vẽ H29 và H30 SGK. - Bảng phụ: Các biện pháp chăm sóc Nội dung từng biện pháp Vai trò từng biện

pháp Ưu điểm Nhược điểm

1. Tỉa cây 2. Dặm cây 3. Làm cỏ 4. Vun xới 5. Tưới nước 6. Tiêu nước 7. Bón thúc 2. Học sinh:

SGK, đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà.

III- LÊN LỚP:1. Ổn định tổ chức: 1 phút 1. Ổn định tổ chức: 1 phút Sĩ số Lớp 7A: ... Vắng: ... P: ... K: ... Lớp 7B: ... Vắng: ... P: ... K: ... 2. Các hoạt động dạy học: a, Kiểm tra đầu giờ: Không

b, Bài mới: 39 phút

HĐ1: Tìm hiểu về các biện pháp chăm sóc cây trồng

- Mục tiêu: Trình bày được các công việc trong khâu chăm sóc cây sau khi gieo trồng. - Thời gian: 22 phút.

- Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, tranh vẽ H29 và H30 SGK. - Cách tiến hành:

+ GV treo bảng phụ lên bảng giới thiệu các biện pháp chăm sóc cây trồng cho HS tiếp thu.

+ GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ (10 phút) nghiên cứu toàn bộ nội dung trong SGK hoàn thành bảng theo yêu cầu.

+ Hết thời gian GV yêu cầu các nhóm đưa ra kết quả -> GV nhận xét, kết luận.

HĐ2: Tìm hiểu về nội dung của các biện pháp chăm sóc cây trồng

- Mục tiêu: Nêu được biện pháp tỉa, dặm cây và mục đích của những biện pháp đó trong trồng trọt. Trình bày được các cách làm cỏ cho cây trồng và mục đích của việc làm cỏ. Trình bày được các cách xới xáo đất, vun gốc cho cây trồng và mục đích của việc xới xáo đất, vun gốc. Nêu được vai trò của việc tưới, tiêu nước. Trình bày được các cách tưới nước

và nêu ví dụ mỗi cách tưới nước thường ứng dụng cho loại cây trồng phù hợp. Trình bày đựơc các cách bón thúc phân cho cây khi cần và nêu được loại phân sử dụng bón thúc có hiệu quả. Nêu được một cách khái quát các biện pháp cơ bản trong chăm sóc cây trồng và vai trò của mỗi biện pháp trong hệ thống các biện pháp.

- Thời gian: 17 phút.

- Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.

- Cách tiến hành: GV hướng dẫn HS hoàn thành nội dung bảng phụ như sau.

Các biện pháp chăm

sóc

Nội dung từng

biện pháp Vai trò từng biện pháp Ưu điểm Nhược điểm

Một phần của tài liệu Giáo án Công nghệ 7 cả năm_CKTKN_Bộ 4 (FULL) (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(169 trang)
w