KHÁI NIỆM VỀ CÔN TRÙNG VÀ BỆNH CÂY:

Một phần của tài liệu Giáo án Công nghệ 7 cả năm_CKTKN_Bộ 4 (FULL) (Trang 28 - 32)

VÀ BỆNH CÂY:

- H: Qua hình vẽ em hãy cho biết quá trình sinh trưởng và phát triển của sâu hại diễn ra như thế nào? -> TL: Trứng->Sâu non->Nhộng->Sâu trưởng thành. - GV giới thiệu các giai đoạn đó người ta gọi là biến thái của sâu hại.

- H: Vậy biến thái là gì?

-> TL: Biến thái là sự thay đổi hình thái qua các giai đoạn.

- H: Biến thái không hoàn toàn là thế nào?

-> TL: Biến thái không qua giai đoạn nhộng là biến thái không hoàn toàn.

- H: Trong các giai đoạn biến thái của sâu hại, giai đoạn nào sâu hại phá hoại cây trồng mạnh nhất?

-> TL: Côn trùng gây hại có kiểu biến thái hoàn toàn, ở giai đoạn sâu non chúng phá hoại mạnh nhất. Côn trùng gây hại có kiểu biến thái không hoàn toàn, ở giai đoạn sâu trưởng thành phá hoại mạnh nhất.

- GV nhận xét, kết luận. -> HS lắng nghe, ghi chép.

- GV chú ý HS: Qua kiến thức về côn trùng chúng ta phải có ý thức bảo vệ côn trùng có ích; phòng, trừ côn trùng có hại, bảo vệ mùa màng, cân bằng sinh thái môi trường.

-> HS lắng nghe, tiếp thu.

- GV yêu cầu HS quan sát, tìm hiểu tranh vẽ H20 SGK.

-> HS quan sát, tìm hiểu.

- H: Em thấy cây bị bệnh có biểu hiện như thế nào? -> HS trả lời cá nhân. - GV nhận xét, kết luận. -> HS lắng nghe, ghi chép. - Côn trùng là lớp động vật thuộc ngành động vật chân khớp, cơ thể chia làm 3 phần: đầu, ngực, bụng. Ngực mang 3 đôi chân và thường có 2 đôi cánh, đầu có 1 đôi râu.

- Côn trùng thường có sự biến thái là sự biến đổi hình thái qua các giai đoạn phát triển của nó.

2. Khái niệm về bệnh cây:

Bệnh cây là trạng thái không bình thường về chức năng sinh lí, cấu tạo và hình thái của cây dưới tác động của vi sinh vật gây bệnh hoặc do điều kiện sống không thuận lợi.

- GV yêu cầu HS quan sát lại tranh vẽ H20 SGK. -> HS quan sát, tìm hiểu.

- H: Em hãy cho biết một số dấu hiệu khi cây trồng bị sâu, bệnh hại?

-> HS trả lời cá nhân. - GV nhận xét, kết luận. -> HS lắng nghe, tiếp thu.

trồng khi bị sâu, bệnh phá hại:

SGK/29.

* Kết luận: Trong vòng đời côn trùng trải qua nhiều giai đoạn, sinh trưởng, phát dục (biến thái). Khi bị sâu, bệnh phá hại thường màu sắc, cấu tạo, hình thái, các bộ phận của cây bị thay đổi.

IV- ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ: 5 phút

- H: Em hãy nêu tác hại của sâu, bệnh?

- H: Thế nào là biến thái của côn trùng? Bệnh cây là gì?

- GV yêu cầu 1HS đọc phần ghi nhớ, lớp theo dõi SGK -> GV chốt lại nội dung kiến thức chính, trọng tâm của bài học.

- GV yêu cầu HS về nhà đọc trước bài 13 SGK và tìm hiểu các cách phòng trừ sâu, bệnh hại của gia đình hay của địa phương.

Ngày soạn: 21/09/2011 Ngày giảng: 22/09/2011

Tiết 10 - Bài 13

PHÒNG TRỪ SÂU, BỆNH HẠI

I- MỤC TIÊU: Sau bài này GV phải làm cho HS:

1. Kiến thức:

- Nêu và giải thích được nội dung, vai trò của từng nguyên tắc phòng, chống sâu, bệnh hại cây trồng.

- Trình bày được nội dung và ưu, nhược điểm của các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.

2. Kĩ năng:

Nhận biết được các biểu hiện của sâu, bệnh trên cây trồng và đối tượng gây ra.

3. Thái độ:

Hình thành ý thức bảo vệ cây trồng, đồng thời bảo vệ môi trường sống.

II- CHUẨN BỊ:1. Giáo viên: 1. Giáo viên: - SGK, SGV, giáo án. - Tranh vẽ H21->H23 SGK. - Bảng phụ bảng SGK/31. 2. Học sinh:

SGK, đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà.

III- LÊN LỚP:1. Ổn định tổ chức: 1 phút 1. Ổn định tổ chức: 1 phút Sĩ số Lớp 7A: ... Vắng: ... P: ... K: ... Lớp 7B: ... Vắng: ... P: ... K: ... 2. Các hoạt động dạy học: a, Kiểm tra đầu giờ:

- Mục tiêu: Đánh giá lại kiến thức của HS về sâu, bệnh hại cây trồng. - Thời gian: 5 phút.

- Đồ dùng dạy học: Không.

- Cách tiến hành: GV nêu câu hỏi 1. Em hãy nêu tác hại của sâu, bệnh?

2. Thế nào là biến thái của côn trùng? Bệnh cây là gì? b, Bài mới:34 phút

HĐ1: Tìm hiểu về nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại

- Mục tiêu: Nêu và giải thích được nội dung, vai trò của từng nguyên tắc phòng, chống sâu, bệnh hại cây trồng.

- Đồ dùng dạy học: Không. - Cách tiến hành:

HĐ của GV - HS Nội dung

- GV nêu: Trong việc phòng trừ dịch bệnh cho vật nuôi và cây trồng, người ta đều nêu nguyên tắc như sau:

+ Phòng là chính.

+ Trừ sớm, kịp thời, trừ nhanh và triệt để. + Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ. -> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.

- H: Theo em phòng là chính có nghĩa là như thế nào? -> TL: Tác động đến các biện pháp vệ sinh, chăm sóc làm cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.

- H: Trừ sớm, kịp thời, nhanh chóng và triệt để là gì? -> TL: Trừ sớm là khi cây mới biểu hiện bệnh hay mới có sâu là trừ ngay. Trừ kịp thời là trừ đúng thời gian, đúng loại thuốc, nhanh và triệt để.

- H: Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ là gì? -> TL: Là phối hợp các biện pháp phòng trừ với nhau. - H: Tại sao ta nên sử dụng phương pháp phòng là chính? -> HS trả lời cá nhân. I- NGUYÊN TẮC PHÒNG TRỪ SÂU, BỆNH HẠI: - Phòng là chính. - Trừ sớm, kịp thời, trừ nhanh và triệt để. - Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ.

* Kết luận: Phòng trừ sâu, bệnh hại phải đảm bảo các nguyên tắc.

HĐ2: Tìm hiểu về các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại

- Mục tiêu: Trình bày được nội dung và ưu, nhược điểm của các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.

- Thời gian: 24 phút.

- Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ H21->H23 SGK, bảng phụ bảng SGK/31. - Cách tiến hành:

+ GV yêu cầu HS thảo luận nhóm lớn (10 phút) tìm hiểu nội dung SGK và hình vẽ, tìm hiểu thực tế và làm bài tập sau:

Các biện pháp phòng trừ Nội dung của biện pháp Tác dụng phòng trừ sâu, bệnh hại

+ Hết thời gian GV yêu cầu 2-3 nhóm đưa ra kết quả của nhóm mình, các nhóm khác nhận xét và bổ sung (nếu có) -> GV nhận xét, kết luận và yêu cầu HS nêu ưu, nhược điểm của từng phương pháp theo bảng sau:

Một phần của tài liệu Giáo án Công nghệ 7 cả năm_CKTKN_Bộ 4 (FULL) (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(169 trang)
w