CHĂM SÓC VƯỜN GIEO ƯƠM CÂY RỪNG:

Một phần của tài liệu Giáo án Công nghệ 7 cả năm_CKTKN_Bộ 4 (FULL) (Trang 64 - 66)

- Mục tiêu: Nêu được các công việc và mục đích của mỗi công việc trong quá trình chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng.

- Thời gian: 10 phút.

- Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ H38 SGK. - Cách tiến hành:

HĐ của GV - HS Nội dung

- GV yêu cầu HS quan sát tranh vẽ H38 SGK. -> HS qan sát, tìm hiểu.

- H: Em hãy nêu những công việc chăm sóc ở vườn ươm cây rừng?

-> HS dựa vào hình vẽ trả lời.

- H: Ngoài các biện pháp trên còn có biện pháp nào nữa? -> TL: Tỉa cây để đảm bảo mật độ.

- GV nhận xét, kết luận. -> HS lắng nghe, ghi chép.

III- CHĂM SÓC VƯỜN GIEO ƯƠM CÂY RỪNG: ƯƠM CÂY RỪNG:

- Làm giàn che để giảm bớt nắng, gió, mưa.

- H: Hạt nứt nanh đem gieo nhưng tỉ lệ nảy mầm thấp, em có thể cho biết do những nguyên nhân nào?

-> TL: Thời tiết xấu, sâu bệnh, chăm sóc chưa đạt yêu cầu.

- Làm cỏ, xới đất làm đất tơi xốp, diệt cỏ dại, sâu bệnh. - Phun thuốc trừ sâu, bệnh. - Tỉa cây đảm bảo mật độ.

* Kết luận: Công việc chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng gồm che mưa, nắng, tưới nước, bón phân, làm cỏ, xới đất, phòng trừ sâu bệnh, tỉa cây để điều chỉnh mật độ.

IV- ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ: 5 phút

- H: Em hãy nêu một số phương pháp kích thích hạt giống nảy mầm? - H: Hãy nêu những công việc chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng?

- GV yêu cầu 1HS đọc phần ghi nhớ, lớp theo dõi SGK -> GV chốt lại nội dung kiến thức ch ính, trọng tâm của bài học.

- GV yêu cầu HS về nhà chuẩn bị: bầu đất, đất, phân lân, phân chuồng ủ hoai, hạt giống cây (mỗi tổ chuẩn bị: bình tưới nước, lá che phủ luống bầu, dao, búa).

---***---

Ngày soạn: 06/11/2011 Ngày giảng: 09/11/2011

Tiết 21

ÔN TẬP

I- MỤC TIÊU: Sau bài này GV phải làm cho HS:

1. Kiến thức:

Hệ thống hoá lại được những kiến thức chính, cơ bản của quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong trồng trọt.

2. Kĩ năng:

Ôn luyện lại những kĩ năng đã học.

3. Thái độ:

Có ý thức tự giác, tích cực học và ôn tập bài cũ ở nhà.

II- CHUẨN BỊ:1. Giáo viên: 1. Giáo viên:

- SGK, SGV, giáo án.

- Bảng phụ sơ đồ hệ thống hoá các kiến thức chính đã học, hệ thống các câu hỏi ôn tập.

2. Học sinh:

- SGK, đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà.

- Ôn tập trước nội dung kiến thức đã học ở nhà.

III- LÊN LỚP:

1. Ổn định tổ chức: 1 phút

Lớp 7A: ... Vắng: ... P: ... K: ... Lớp 7B: ... Vắng: ... P: ... K: ...

2. Các hoạt động dạy học:

a, Kiểm tra đầu giờ: Kết hợp trong giờ dạy.

b, Bài mới: 39 phút

HĐ1: Hệ thống hoá kiến thức cơ bản

- Mục tiêu: Hệ thống hoá lại được những kiến thức chính, cơ bản của quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong trồng trọt.

- Thời gian: 20 phút.

- Đồ dùng dạy học: Bảng phụ sơ đồ hệ thống hoá các kiến thức chính đã học. - Cách tiến hành:

+ GV treo bảng phụ sơ đồ hệ thống hoá các kiến thức chính của quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong trồng trọt lên bảng yêu cầu HS quan sát.

+ GV hệ thống lại các nội dung kiến thức chính của quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong trồng trọt.

+ HS cùng nhau thảo luận và cùng GV hệ thống lại nội dung kiến thức chính đã học.

HĐ2: Củng cố kiến thức

- Mục tiêu: Hệ thống hoá và trả lời được các câu hỏi cơ bản đã học của quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong trồng trọt.

- Thời gian: 19 phút.

- Đồ dùng dạy học: Bảng phụ sơ đồ hệ thống các câu hỏi ôn tập. - Cách tiến hành:

+ GV treo bảng phụ sơ đồ hệ thống các câu hỏi ôn tập, nêu ra các câu hỏi ôn tập cho HS trả lời ngay tại lớp học.

Một phần của tài liệu Giáo án Công nghệ 7 cả năm_CKTKN_Bộ 4 (FULL) (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(169 trang)
w