TÍNH CHẤT CỦA NƯỚC NUÔI THUỶ SẢN:

Một phần của tài liệu Giáo án Công nghệ 7 cả năm_CKTKN_Bộ 4 (FULL) (Trang 143 - 145)

THUỶ SẢN:

- Có khả năng hoà tan các chất vô cơ và hữu cơ.

- Có khả năng điều hoà chế độ nhiệt của nước.

- Thành phần khí oxi thấp và cacbonic cao.

* Kết luận: Nước nuôi thuỷ sản có ba đặc điểm chính.

HĐ2: Tìm hiểu về tính chất của nước nuôi thuỷ sản

- Mục tiêu: Nêu được tính chất, vai trò các yếu tố vật lí của nước như nhiệt độ, độ trong, màu nước và sự chuyển động của nước. Nêu được tính chất, vai trò các yếu tố hóa học trong nước như các chất khí hòa tan, các muối hòa tan và pH của nước. Nêu dược sự phát triển của một số loài sinh vật phù du và sinh vật đáy dùng làm nguồn thức ăn tự nhiên của cá, tôm và một số sinh vật gây bệnh cho cá.

- Thời gian: 19 phút.

- Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ H76-> H78 SGK, đĩa sếch xi. - Cách tiến hành:

HĐ của GV - HS Nội dung

- H: Nêu tính chất vật lí của nước nuôi thuỷ sản? -> HS trả lời cá nhân.

- H: Theo em nhiệt độ thích hợp để nuôi tôm, cá là bao nhiêu?

-> TL: Tôm từ 250C-350C, cá từ 200C-300C. - H: Độ trong của nước nói lên điều gì?

-> TL: Nước có chất vẩn, thực vật, động vật phù du sinh sống hay không.

- H: Theo em nước màu xanh nõn chuối nuôi thuỷ

II- TÍNH CHẤT CỦA NƯỚC NUÔI THUỶ SẢN: THUỶ SẢN:

sản tốt hay xấu?

-> TL: Tốt, vì có nhiều loại tảo là thức ăn tốt của tôm, cá.

- H: Vì sao ao hồ có nước màu đen, mùi hôi và thối không thể nuôi động vật thuỷ sản được?

-> TL: Vì có nhiều khí độc và vi trùng gây bệnh. - H: Nước có những hình thức chuyển động nào? -> TL: Sóng, dòng chảy.

- H: Em hãy quan sát H76 SGK và cho biết nhiệt độ và độ trong của nước được tạo ra trong ao chủ yếu là do đâu?

-> TL: Năng lượng mặt trời. - GV nhận xét, kết luận.

-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.

- H: Nêu tính chất hoá học của nước nuôi thuỷ sản? -> HS trả lời cá nhân.

- GV nhận xét, kết luận.

-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.

- H: Khí oxi và khí cacbonic có trong nước từ đâu mà có. Nó ảnh hưởng gì đến vật nuôi thuỷ sản? -> HS trả lời cá nhân.

- H: Oxi hoà tan trong nước nhiều nhất vào thời gian nào trong ngày? Vì sao?

-> TL: Lúc 14-17h hàng ngày, vì đó là lúc có nhiệt độ cao.

- H: Theo em tại sao sáng xớm mùa hè tôm, cá thường nổi đầu?

-> TL: Vì buổi tối hôm trước các sinh vật thuỷ sinh hô hấp mạnh thải nhiều khí cacbonic và vi sinh vật đáy giải phóng nhiều khí độc.

- Nhiệt độ: tôm từ 250C->350C, cá từ 200C->300C.

- Độ trong: được xác định bởi mức độ ánh sáng xuyên qua mặt nước.

- Màu nước: màu nõn chuối hoặc vàng lục, màu tro đục, xanh đồng, màu đen, mùi thối.

- Sự chuyển động nước: sóng, đối lưu, dòng chảy.

2. Tính chất hoá học:

- Các chất khí hoà tan: khí oxi và khí cácbonic.

- Các muối hoà tan: được sinh ra do sự phân hủy các chất hữu cơ. - Độ pH: độ pH phù hợp với vật nuôi thuỷ sản là 6-7.

- H: Các muối hoà tan vào nước là những muối nào? Có vai trò gì đối với động vật thuỷ sản?

-> HS trả lời cá nhân.

- H: Độ pH có ảnh hưởng gì tới vật nuôi thuỷ sản? Vật nuôi thủy sản thích hợp với độ pH là bao nhiêu? -> HS trả lời cá nhân.

- H: Tính chất sinh học của nước là gì? -> HS trả lời cá nhân.

- H: Tính chất sinh học của nước có ảnh hưởng gì đến vật nuôi thủy sản?

-> HS trả lời cá nhân.

- GV hướng dẫn HS hoàn thành bài tập trong SGK. -> HS hoạt động cá nhân hoàn thành bài tập.

3. Tính chất sinh học: SGK/136.

* Kết luận: Nước nuôi thuỷ sản có các tính chất: lí học, hoá học và sinh học.

Một phần của tài liệu Giáo án Công nghệ 7 cả năm_CKTKN_Bộ 4 (FULL) (Trang 143 - 145)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(169 trang)
w