HĐ2: Tìm hiểu các phương pháp bảo quản giống cây trồng
- Mục tiêu: Nêu và giải thích được các cách bảo quản hạt giống, mục tiêu bảo quản hạt giống, những điều kiện để bảo quản hạt giống tốt.
- Thời gian: 12 phút. - Đồ dùng dạy học: không - Cách tiến hành:
HĐ của GV - HS Nội dung
- GV: Giảng giải cho HS hiểu nguyên nhân gây ra hao hụt về số lượng, chất lượng hạt giống trong quá trình bảo quản là do hô hấp của hạt, sâu, mọt và bị chim, chuột ăn... Hô hấp của hạt phụ thuộc vào độ ẩm của hạt, độ ẩm và nhiệt độ nơi bảo quản. Nhiệt độ, độ ẩm càng cao thì hô hấp càng mạnh nên hao hụt càng lớn.
-> HS lắmg nghe, tiếp thu.
- H: Hạt giống cây trồng cần được bảo quản như thế nào?
-> HS trả lời cá nhân.
- H: Tại sao hạt giống đem bảo quản phải khô? -> HS trả lời cá nhân.
- H: Tại sao hạt giống đem bảo quản phải sạch, không lẫn tạp chất?
-> HS trả lời cá nhân. - GV nhận xét, kết luận. -> HS lắng nghe, ghi bài.
II- BẢO QUẢN HẠT GIỐNG CÂY TRỒNG: TRỒNG:
- Hạt giống phải đạt chuẩn: khô, mẩy, không lẫn tạp chất...
- Nơi cất giữ phải đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm không khí thấp, phải đậy kín.
- Trong quá trình bảo quản thường xuyên kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm, sâu, mọt để có biện pháp xử lí kịp thời.
* Kết luận: Có hạt giống tốt, phải biết cách bảo quản tốt thì mới duy trì được chất lượng của hạt.
IV- ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ: 5 phút
- GV yêu cầu 1HS đọc phần ghi nhớ, lớp theo dõi SGK -> GV chốt lại kiến thức của bài. - GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu một số loại sâu bệnh hại cây trồng ở địa phương.
---***---
Ngày soạn: 16/09/2011 Ngày giảng: 17/09/2011
Tiết 9 - Bài 12
SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG
I- MỤC TIÊU: Sau bài này GV phải làm cho HS:
1. Kiến thức:
- Nêu được những tác hại do sâu, bệnh gây ra cho cây trồng về năng suất, chất lượng sản phẩm ở các mức độ khác nhau.
- Xác định được đặc điểm sinh học cơ bản của côn trùng làm cơ sở để hình thành khái niệm côn trùng.
- Chỉ ra được những dấu hiệu cơ bản của khái niệm về bệnh cây, phân biệt được sâu hại và bệnh hại về nguyên nhân gây hại, biểu hiện bị hại.
- Trình bày được một số dấu hiệu cây bị hại ở các bộ phận khác nhau và xác định được nguyên nhân gây ra.
2. Kĩ năng:
Nhận biết được các biểu hiện của sâu, bệnh hại trên cây trồng và đối tượng gây ra.
3. Thái độ:
Có ý thức bảo vệ côn trùng có ích, biết cách phòng trừ sâu bệnh hại cho cây trồng.
II- CHUẨN BỊ:1. Giáo viên: 1. Giáo viên:
- SGK, SGV, giáo án.
- Tranh vẽ H18->H20 SGK.
- Một số tranh ảnh sâu, bệnh hại cây trồng.
2. Học sinh:
- SGK, đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà.
- Tìm hiểu một số loại bệnh trên cây trồng có ở địa phương.
III- LÊN LỚP:1. Ổn định tổ chức: 1 phút 1. Ổn định tổ chức: 1 phút Sĩ số Lớp 7A: ... Vắng: ... P: ... K: ... Lớp 7B: ... Vắng: ... P: ... K: ... 2. Các hoạt động dạy học:
a, Kiểm tra đầu giờ: Kiểm tra lấy điểm 15 phút.
- Mục tiêu: Đánh giá lại kiến thức của HS về sản xuất và bảo quản giống cây trồng. - Thời gian: 08 phút.
- Đồ dùng dạy học: Không.
- Cách tiến hành: GV chép câu hỏi lên bảng
Câu hỏi Đáp án Thang điểm
1. Thế nào là giâm cành, chiết cành và ghép mắt?
- Giâm cành: từ một đoạn cành cắt rời khỏi thân mẹ đem giâm vào cát ẩm, sau một thời gian từ cành giâm hình thành rễ.
- Chiết cành: bóc một khoanh vỏ của cành, sau đó bó đất. Khi cành đã ra rễ thì cắt khỏi cây mẹ và trồng xuống đất. - Ghép mắt: lấy mắt ghép (hoặc cành ghép) ghép vào một cây khác (gốc ghép).
2đ 2đ 2đ
2. Nêu những điều kiện cần thiết để bảo quản tốt hạt giống ?
- Hạt giống phải đạt chuẩn: khô, mẩy, không lẫn tạp chất...
- Nơi cất giữ phải đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm không khí thấp, phải đậy kín.
- Trong quá trình bảo quản thường xuyên kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm, sâu, mọt để có biện pháp xử lí kịp thời.
2đ 1đ 1đ b, Bài mới: 31 phút
HĐ1: Tác hại của sâu, bệnh đối với năng suất và chất lượng sản phẩm trồng trọt
- Mục tiêu: Nêu được những tác hại do sâu, bệnh gây ra cho cây trồng về năng suất, chất lượng sản phẩm ở các mức độ khác nhau.
- Thời gian: 7 phút.
- Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ H20 SGK. - Cách tiến hành:
HĐ của GV- HS Nội dung
- GV yêu cầu HS quan sát tranh vẽ H20 SGK. -> HS quan sát, tìm hiểu.
- H: Em hãy cho biết sâu bệnh gây bệnh hại cây trồng như thế nào?
-> TL: Làm ảnh hưởng đến lá, cành, quả, củ, rễ… - GV nhận xét, kết luận.
-> HS lắng nghe, ghi chép.