1. Mục đích:
Hạn chế sự hao hụt về số lượng và chất lượng sản phẩm
2. Các điều kiện để bảo quản tốt: quản tốt:
- Đối với các hạt cần được phơi, xấy khô.
- Đối với rau, quả phải sạch sẽ, không giập nát.
- Nơi bảo quản phải thoáng mát, khô ráo, được khử trùng để tránh mối mọt...
3. Phương pháp bảo quản:
- Bảo quản thông thoáng. - Bảo quản kín.
- Bảo quản lạnh.
* Kết luận: Bảo quản nông sản bằng các phương pháp thích hợp để giảm sự hao hụt, giữ được chất lượng sản phẩm.
HĐ3: Tìm hiểu về mục đích và phương pháp chế biến nông sản
- Mục tiêu: Trình bày được mục đích cơ bản của việc chế biến sản phẩm trồng trọt, các phương pháp chế biến tương ứng với từng loại sản phẩm. Liên hệ ở địa phương những sản phẩm được chế biến và chỉ ra ưu, nhược điểm của cách chế biến đó.
- Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ H32 SGK.. - Cách tiến hành:
HĐ của GV - HS Nội dung
- H: Theo em chế biến nông sản nhằm mục đích gì? -> HS dựa vào SGK trả lời.
- GV nhận xét, kết luận.
-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
- H: Em hãy lấy ví dụ nhờ chế biến mà tăng giá trị và kéo dài thời gian bảo quản nông sản?
-> TL: Mận, mơ chế biến thành nước xirô, dứa đóng hộp.
- H: Theo em người ta thường chế biến nông sản bằng những phương pháp nào?
-> HS dựa vào SGK trả lời. - GV nhận xét, kết luận.
-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
- H: Em hãy kể một vài cách chế biến nông sản ở địa phương mà em biết?
- HS trả lời theo hiểu biết cá nhân.
- H: Kể tên các loại rau, củ, quả thường được sấy khô?
-> TL: Quả nhãn, quả vải, quả thảo quả...
- H: Gia đình em thường muối chua loại nông sản nào?
-> TL: Quả cà, rau cải...
- GV chú HS: Phải tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc về vệ sinh an toàn thực phẩm trong bảo quản và chế biến nông sản, chỉ sử dụng những chất bảo quản hoặc các chất phụ gia trong danh mục Nhà nước cho phép và sử dụng đúng yêu cầu kĩ thuật.
-> HS lắng nghe, tiếp thu.