ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ:1 phút GV thu bài, nhận xét giờ kiểm tra.

Một phần của tài liệu Giáo án Công nghệ 7 cả năm_CKTKN_Bộ 4 (FULL) (Trang 40 - 42)

- GV thu bài, nhận xét giờ kiểm tra.

- GV yêu cầu HS về nhà xem trước bài 15 và 16 SGK. ---***---

Ngày soạn: 28/09/2011 Ngày giảng: 01/10/2011

Chương II

QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG TRỒNG TRỌT TRONG TRỒNG TRỌT

Tiết 13 - Bài 15+16

LÀM ĐẤT VÀ BÓN PHÂN LÓT GIEO TRỒNG CÂY NÔNG NGHIỆP GIEO TRỒNG CÂY NÔNG NGHIỆP

I- MỤC TIÊU: Sau bài này GV phải làm cho HS:

1. Kiến thức:

- Trình bày được mục đích của việc làm đất trong trồng trọt, các công việc làm đất đối với mục đích trồng trọt khác nhau.

- Kể được những loại phân thường dùng bón lót ở địa phương, kể được cách bón lót để sử dụng triệt để chất dinh dưỡng của phân bón.

- Trình bày được những căn cứ để xác định thời vụ gieo trồng đối với từng loại cây trồng và xác định được những thời vụ gieo trồng chính thuộc vùng mình đang sống.

- Nêu được mục đích và phương pháp kiểm tra, xử lí hạt giống.

2. Kĩ năng:

Biết vận dụng kiến thức đã học để làm đất, bón phân lót cho cây trồng; xử lí hạt giống và các căn cứ để xác định thời vụ.

3. Thái độ:

Tích cực vận dụng kiến thức đã học vào sản xuất và bảo vệ môi trường..

II- CHUẨN BỊ:1. Giáo viên: 1. Giáo viên:

- SGK, SGV, giáo án.

- Bảng phụ bảng SGK/39.

2. Học sinh:

SGK, đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà.

III- LÊN LỚP:1. Ổn định tổ chức: 1 phút 1. Ổn định tổ chức: 1 phút Sĩ số Lớp 7A: ... Vắng: ... P: ... K: ... Lớp 7B: ... Vắng: ... P: ... K: ... 2. Các hoạt động dạy học: a, Kiểm tra đầu giờ: Không

b, Bài mới: 39 phút

HĐ1: Tìm hiểu về việc làm đất và bón phân lót

- Mục tiêu: Trình bày được mục đích của việc làm đất trong trồng trọt, các công việc làm đất đối với mục đích trồng trọt khác nhau. Kể được những loại phân thường dùng bón lót ở địa phương, kể được cách bón lót để sử dụng triệt để chất dinh dưỡng của phân bón.

- Thời gian: 19 phút.

- Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ H25 và H26 SGK. - Cách tiến hành:

HĐ của GV - HS Nội dung

- H: Đất phải như thế nào cây trồng mới sinh trưởng và phát triển tốt?

-> TL: Đất phì nhiêu, không có sâu bệnh. - H: Vậy làm đất nhằm mục đích gì? -> HS trả lời cá nhân.

- GV nhận xét, kết luận.

-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.

- H: Cần phải làm thế nào để đất được tơi, xốp? -> Cày, bừa, đập đất.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ (4’) quan sát H25 và H26 SGK, tìm hiểu mục 1, 2, 3 tìm ý hoàn thành bảng sau:

Công việc làm đất

Yêu cầu phải đạt của công việc làm đất Tác dụng của việc làm đất 1. Cầy đất 2. Bừa đất và đập đất 3. Lên luống

-> HS thảo luận nhóm hoàn thành bảng theo yêu cầu. - Hết thời gian GV yêu cầu đại diện 1-2 nhóm đưa ra kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có)

-> GV nhận xét, kết luận. I- LÀM ĐẤT VÀ BÓN PHÂN LÓT: 1. Làm đất nhằm mục đích gì? - Làm cho đất tơi xốp.

- Tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng cho cây.

- Diệt trừ cỏ dại, mầm mống sâu, bệnh.

-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép. - H: Loại đất nào cần đập và lên luống? -> TL: Đất thịt, trồng màu.

- GV nêu cách bón lót theo quy trình SGK. -> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.

- H: Em hãy nêu cách bón lót phổ biến mà em biết? -> TL: Bón vãi, bón theo hàng hoặc theo hốc.

- Cày đất.

- Bừa và đập đất. - Lên luống.

3. Bón phân lót:

- Rải phân lên mặt ruộng hay theo hàng, hốc cây.

- Cày, bừa hay lấp đất để vùi phân xuống dưới.

* Kết luận: Công việc làm đất được tiến hành bằng các công cụ thủ công và cơ giới. Phân bón lót thường là phân hữu cơ trộn lẫn một phần phân hoá học (phân lân).

Một phần của tài liệu Giáo án Công nghệ 7 cả năm_CKTKN_Bộ 4 (FULL) (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(169 trang)
w