MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI:

Một phần của tài liệu Giáo án Công nghệ 7 cả năm_CKTKN_Bộ 4 (FULL) (Trang 97 - 100)

tiêu chuẩn); phân biệt phương pháp chọn lọc hàng loạt và phương pháp kiểm tra cá thể về bản chất của phương pháp, vai trò của phương pháp.

- Thời gian: 20 phút.

- Đồ dùng dạy học: Không. - Cách tiến hành:

HĐ của GV - HS Nội dung

- H: Thế nào là chọn lọc hàng loạt? -> HS trả lời cá nhân.

- GV nhận xét, kết luận.

-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.

- H: Chọn lọc hàng loạt có ưu, nhược điểm gì?

-> TL: Ưu điểm thực hiện nhanh, đơn giản, phù hợp người dân. Nhược điểm một số cá thể không thể đạt được yêu cầu của người chăn nuôi.

- H: Thế nào là chọn lọc bằng kiểm tra năng xuất? -> HS trả lời cá nhân.

- GV nhận xét, kết luận.

-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.

- H: Phương pháp này có ưu, nhược điểm gì?

-> TL: Ưu điểm các cá thể giống được chọn có chất lượng tốt. Nhược điểm khó thực hiện, tốn công, cần có kĩ thuật cao.

- GV cho HS quan sát bảng phụ sơ đồ 9 SGK và giới thiệu mục đích, các biện pháp quản lí giống vật nuôi.

-> HS lắng nghe, tiếp thu.

- GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi SGK.

II- MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI: GIỐNG VẬT NUÔI:

1. Chọn lọc hàng loạt:

Là phương pháp dựa vào tiêu chuẩn đã định trước, căn cứ vào sức sản xuất trong đàn vật nuôi, chọn cá thể tốt nhất làm giống.

2. Kiểm tra năng xuất:

Chọn những cá thể tốt nhất trong đàn khi nuôi trong cùng điều kiện, thời gian nhất định.

* Kết luận: Ở nước ta hiện đang dùng phổ biến phương pháp chọn lọc hàng loạt và kiểm tra cá thể để chọn giống vật nuôi.

IV- ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ: 5 phút

- H: Em hãy cho biết các phương pháp chọn lọc giống vật nuôi đang được dùng ở nước ta? - H: Theo em muốn quản lí tốt giống vật nuôi cần phải làm gì?

- GV yêu cầu 1HS đọc phần ghi nhớ, lớp theo dõi SGK -> GV chốt lại nội dung kiến thức chính, trọng tâm của bài học.

- GV yêu cầu HS về nhà đọc và tìm hiểu trước bài 34 SGK. ---***---

Ngày soạn: 07/01/2012 Ngày giảng: 10/01/2012

Tiết 31 - Bài 34

NHÂN GIỐNG VẬT NUÔI

I- MỤC TIÊU: Sau bài này GV phải làm cho HS:

1. Kiến thức:

- Xác định được dấu hiệu bản chất của khái niệm chọn phối. Phân biệt được chọn phối và chọn giống vật nuôi. Nhân giống vật nuôi và chọn giống vật nuôi.

- Phân biệt được chọn phối cùng giống và chọn phối khác giống về mục đích và về phương pháp. Lấy được ví dụ minh hoạ.

- Xác định được dấu hiệu bản chất của khái niệm nhân giống thuần chủng, phân biệt nhân giống thuần chủng và chọn phối cùng giống.

- Nêu được các điều kiện để nhân giống thuần chủng đạt kết quả.

2. Kĩ năng:

Phân biệt được một số phương pháp nhân giống trong chăn nuôi ở địa phương.

3. Thái độ:

Có ý thức vận dụng vào thực tiễn trong chăn nuôi ở gia đình.

II- CHUẨN BỊ:1. Giáo viên: 1. Giáo viên:

- SGK, SGV, giáo án. - Bảng phụ bảng SGK/92.

2. Học sinh:

SGK, đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà.

III- LÊN LỚP:1. Ổn định tổ chức: 1 phút 1. Ổn định tổ chức: 1 phút Sĩ số Lớp 7A: ... Vắng: ... P: ... K: ... Lớp 7B: ... Vắng: ... P: ... K: ... 2. Các hoạt động dạy học: a, Kiểm tra đầu giờ:

- Mục tiêu: Đánh giá lại kiến thức HS về phương pháp chọn lọc và quản lí giống vật nuôi. - Thời gian: 4 phút.

- Đồ dùng dạy học: Không.

- Cách tiến hành: GV nêu câu hỏi.

1. Em hãy cho biết các phương pháp chọn lọc giống vật nuôi đang được dùng ở nước ta? 2. Theo em muốn quản lí tốt giống vật nuôi cần phải làm gì?

b, Bài mới: 35 phút

HĐ1: Tìm hiểu về khái niệm chọn phối và các phương pháp chọn phối

- Mục tiêu: Xác định được dấu hiệu bản chất của khái niệm chọn phối. Phân biệt được chọn phối và chọn giống vật nuôi. Nhân giống vật nuôi và chọn giống vật nuôi. Phân biệt được chọn phối cùng giống và chọn phối khác giống về mục đích và về phương pháp. Lấy được ví dụ minh hoạ.

- Thời gian: 20 phút.

- Đồ dùng dạy học: Không. - Cách tiến hành:

HĐ của GV - HS Nội dung

- H: Muốn cho đàn vật nuôi có những đặc điểm tốt của giống thì vật nuôi bố, mẹ phải thế nào?

-> TL: Vật nuôi bố, mẹ đều phải là giống tốt. - H: Làm thế nào để phát hiện được con giống tốt? -> TL: Phải chọn lọc.

- H: Sau khi chọn được con đực, con cái tốt người chăn nuôi tiếp tục làm gì để tăng số lượng vật nuôi? -> TL: Ghép đôi cho vật nuôi sinh sản.

I- CHỌN PHỐI:

- H: Vậy chọn phối là gì? -> HS trả lời cá nhân. - GV nhận xét, kết luận.

-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.

- H: Khi đã có một giống vật nuôi tốt, làm thế nào để tăng số lượng cá thể của giống đó lên?

-> TL: Cho con đực và con cái giống vật nuôi đó giao phối với nhau để sinh con.

- H: Vậy đó là phương pháp chọn phối gì? -> TL: Chọn phối cùng giống.

- H: Vậy chọn phối cùng giống là gì. -> HS trả lời cá nhân.

- GV nhận xét, kết luận.

-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.

- GV nêu: Để tạo giống mới người chăn nuôi thường lai với vật nuôi nhập ngoại có năng suất cao. -> HS lắng nghe, tiếp thu.

- H: Vậy đó là phương pháp chọn phối nào? -> TL: Chọn phối khác giống.

- H: Vậy chọn phối khác giống là gì. -> HS trả lời cá nhân.

- GV nhận xét, kết luận.

-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép. - GV phân tích ví dụ trong SGK. -> HS lắng nghe, tiếp thu.

Người chăn nuôi chọn con đực tốt ghép đôi với con cái tốt cho vật nuôi sinh sản gọi là chọn phối.

2. Các phương pháp chọn phối:

- Chọn phối cùng giống là chọn và ghép đôi con đực với con cái cùng giống đó cho sinh sản nhằm mục đích tăng số lượng cá thể của giống đó lên.

- Chọn phối khác giống nhằm mục đích tạo ra giống mới mang đặc điểm của cả hai giống.

* Kết luận: Chọn ghép đôi giữa con đực với con cái để cho sinh sản gọi là chọn phối.

HĐ2: Tìm hiểu về mục đích và phương pháp nhân giống thuần chủng

- Mục tiêu: Xác định được dấu hiệu bản chất của khái niệm nhân giống thuần chủng, phân biệt nhân giống thuần chủng và chọn phối cùng giống.

- Nêu được các điều kiện để nhân giống thuần chủng đạt kết quả. - Thời gian: 15 phút.

- Đồ dùng dạy học: Bảng phụ bảng SGK/92. - Cách tiến hành:

HĐ của GV - HS Nội dung

- H: Nhân giống thuần chủng là gì?

Một phần của tài liệu Giáo án Công nghệ 7 cả năm_CKTKN_Bộ 4 (FULL) (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(169 trang)
w