Hoàn thiện các quy định pháp luật về xử lý giao dịch giữa công ty với người có liên quan bị vô hiệu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về kiểm soát giao dich giữa công ty với người có liên quan (Trang 142 - 145)

c. Đối với công ty cổ phần

3.2.1.3.Hoàn thiện các quy định pháp luật về xử lý giao dịch giữa công ty với người có liên quan bị vô hiệu

với người có liên quan bị vô hiệu

Giao dịch giữa công ty với người liên quan có thể bị vô hiệu do nhiều lý do khác nhau và vì thế việc xử lý chúng có thể có nhiều phương thức khác nhau.

Thứ nhất, về giao dịch giữa công ty với người có liên quan bị vô hiệu khi không tuân theo thủ tục giao kết do luật định

- Cần thiết phải bổ sung quy định trong Bộ luật dân sự về trường hợp giao dịch dân sự bị vô hiệu khi không tuân theo thủ tục giao kết theo quy định của pháp luật để khi giải quyết tranh chấp về giao dịch giữa công ty với người có liên quan, cơ quan giải quyết có căn cứ pháp lý rõ ràng. Dự thảo Bộ luật dân sự năm 2014 đang được đưa ra lấy ý kiến nhân dân vẫn chưa đề cập đến căn cứ vô hiệu này. [27]

- Luật Doanh nghiệp không nên quy định giao dịch giữa công ty với người có liên quan đương nhiên vô hiệu nếu không tuân theo thủ tục giao kết do luật định mà nên trừ trường hợp ĐHĐCĐ hoặc HĐQT/HĐTV có quyết định khác. Bởi vì, sự

không tuân theo trình tự giao kết không đồng nghĩa với giao dịch giữa công ty với người có liên quan đã bị người có liên quan tước đoạt lợi ích vật chất của công ty. Do đó, việc tuyên bố một giao dịch đang được thực hiện vô hiệu có thể gây ra thiệt hại cho công ty nếu như giao dịch đó vẫn tuân theo các quy luật của thị trường và cần thiết cho công ty. Liên quan đến vấn đề này, tôi đề xuất nên sửa đổi quy định giao dịch giữa công ty với người có liên quan khi không tuân theo thủ tục giao kết không bị vô hiệu khi ĐHĐCĐ hoặc HĐQT/HĐTV (thẩm quyền phê duyệt tùy theo giá trị giao dịch) có quyết định thông qua. Như vậy là dành quyền cho ĐHĐCĐ hoặc HĐQT, HĐTV được quyền thông qua sau khi giao dịch giữa công ty với người có liên quan đã được thực hiện.

- Đối với các công ty đại chúng, pháp luật về chứng khoán đã có cách tiếp cận tiến bộ theo hướng giao dịch giữa công ty với người có liên quan không bị vô hiệu

nếu thành viên HĐQT hoặc người quản lý tham gia vào cuộc họp và phiếu bầu của họ cũng được tính đến khi biểu quyết thông qua giao dịch trong trường hợp giao dịch đã được công khai và đạt được số phiếu thông qua nhất định. Tuy nhiên, các trường hợp được đề cập này chưa được quy định rõ ràng và khó áp dụng. Phần quy

định các trường hợp giao dịch giữa công ty với người có liên quan sẽ không bị vô

hiệu nếu giao dịch đã được công khai và các cổ đông đã bỏ phiếu tán thành giao dịch. Luật không quy định rõ ràng tỷ lệ bỏ phiếu bao nhiêu phần trăm để được thông qua sẽ dẫn đến khó khăn trong thực tiễn thi hành. Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã đưa ra tỷ lệ thông qua là 65% tại ĐHĐCĐ đối với giao dịch giữa công ty với người có liên quan và theo tôi, tỷ lệ này phù hợp trong trường hợp này để tạo ra tính thống nhất trong việc áp dụng pháp luật. Đối với trường hợp “hợp đồng được một tổ chức tư vấn độc lập cho là công bằng và hợp lý xét trên mọi phương diện liên quan đến các cổ đông của công ty vào thời điểm giao dịch” đòi hỏi phải có hướng dẫn cụ thể hơn về tổ chức tư vấn độc lập là các tổ chức có chức năng thẩm định giá và đảm bảo tính công bằng của giao dịch phải thể hiện ở giá cả và các điều kiện giao dịch khác.

Đối với trường hợp quy định cấm giao dịch cho vay hoặc bảo lãnh của công ty đại chúng với các cổ đông và những người có liên quan (Khoản 3 Điều 24 Thông tư 121/2012/TT-BTC ngày 26/7/2012) mâu thuẫn với quy định cấm cho vay hoặc bảo lãnh của công ty đại chúng với thành viên HĐQT, thành viên Ban kiểm soát, giám đốc điều hành, các cán bộ quản lý khác và người liên quan của những

người kể trên, trừ khi ĐHĐCĐ có quyết định khác (Khoản 4 Điều 22 Thông tư 121/2012/TT-BTC ngày 26/7/2012). Khái niệm người có liên quan đã bao gồm thành viên HĐQT, giám đốc điều hành, các cán bộ quản lý nên xét về kỹ thuật lập pháp thì hai điều này trùng lặp và mâu thuẫn. Cần phải quy định lại theo hướng mở rộng hơn là cho phép ĐHĐCĐ quyết định việc có ký kết hợp đồng cho vay hoặc bảo lãnh giữa công ty với người có liên quan, thành viên Ban kiểm soát hay không. Bởi vì chính bản thân họ là những người sở hữu công ty quyết định giao dịch này có thể có dấu hiệu tư lợi hay không để thực hiện việc cấm đoán.

Thứ hai, bị tòa án tuyên vô hiệu theo yêu cầu của cổ đông dựa trên căn cứ luật định. Khi có hành vi lợi dụng giao dịch giữa công ty với người có liên quan để trục lợi mà bản thân công ty không đứng ra khởi kiện thì để bảo vệ lợi ích của công ty, các thành viên, cổ đông có quyền khởi kiện. Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã quy định quyền của cổ đông trong việc yêu cầu tòa án hoặc trọng tài hủy bỏ Nghị quyết của

ĐHĐCĐ nhưng chưa quy định về quyền khởi kiện giám đốc, chủ tịch HĐTV, thành

viên HĐQT của công ty khi có hành vi vi phạm pháp luật và Điều lệ doanh nghiệp. Đây là quy định về tố tụng phái sinh, một khái niệm vẫn còn xa lạ ở Việt Nam. Do đó, cần cụ thể hơn nữa về nguyên tắc là công ty sẽ phải chịu án phí đối với việc giải quyết tại tòa án các tranh chấp này vì kết quả khởi kiện thuộc về công ty, chứ không phải thuộc về người khởi kiện. Bên cạnh đó, luật cũng phải đưa ra cơ chế để người khởi kiện có thể cung cấp các chứng cứ chứng minh cho hành vi vi phạm của những người có thẩm quyền như công ty phải công khai, minh bạch các báo cáo tài chính, biên bản họp HĐQT, biên bản họp ĐHĐCĐ/HĐTV và phải thực hiện việc giao nộp chứng cứ khi tòa án có yêu cầu. Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã luật hóa quyền khởi kiện của thành viên, cổ đông sở hữu từ 1% cổ phần phổ thông trở lên nhưng nguyên tắc xác

định chi phí khởi kiện chưa phù hợp cần phải xác định lại chi phí tố tụng công ty sẽ

phải chịu theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Ngoài ra, trong những trường hợp người có liên quan là các thành viên, cổ đông sở hữu phần vốn góp, cổ phần chi phối tham gia giao dịch với công ty và lợi dụng giao dịch này để tư lợi thì chưa có cơ chế cho phép các thành viên, cổ đông có thể khởi kiện những người này vì lợi ích của công ty. Luật Doanh nghiệp năm 2014 chưa có quy định này, do đó cần bổ sung quy định các thành viên, cổ đông có quyền khởi kiện thành viên, cổ đông sở hữu phần vốn góp, cổ phần chi phối vì đã gây thiệt hại cho lợi ích của công ty. Đây cũng là trường hợp tố tụng phái sinh và kết quả

khởi kiện thuộc về công ty. Có thể học tập kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc quy định nghĩa vụ của thành viên, cổ đông phải trung thành với lợi ích của công ty để xác định hành vi vi phạm của họ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về kiểm soát giao dich giữa công ty với người có liên quan (Trang 142 - 145)