Xử lý tài sản trong giao dịch giữa công ty với người liên quan

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về kiểm soát giao dich giữa công ty với người có liên quan (Trang 109 - 111)

c. Đối với công ty cổ phần

2.1.3.2.Xử lý tài sản trong giao dịch giữa công ty với người liên quan

Về nguyên tắc chung, khi giao dịch giữa công ty với người có liên quan bị vô hiệu, các bên trong hợp đồng có nghĩa vụ khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, hoàn trả khoản lợi thu được từ việc thực hiện hợp đồng và bồi thường thiệt hại phát sinh (Điều 137 Bộ luật dân sự năm 2005). Pháp luật doanh nghiệp xác định nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty,

thành viên có liên quan và người có liên quan có quan hệ trực tiếp với thành viên đó phải hoàn trả tài sản hoặc các lợi ích vật chất khác là đối tượng của hợp đồng cho công ty. Tuy nhiên, trong trường hợp người đại diện theo pháp luật của công ty không biết và không thể biết giao dịch giữa công ty với người có liên quan có quan hệ gián tiếp với doanh nghiệp vì những người này đã không thông báo về giao dịch

đến họ thì nghĩa vụ hoàn trả tài sản và bồi thường thiệt hại này có nên được đặt ra

đối với người đại diện theo pháp luật?

Về nguyên tắc hoàn trả cho nhau những gì đã nhận là đối tượng của hợp đồng, quy định này rất khó áp dụng trong trường hợp đối tượng hợp đồng là tài sản không còn giữ được tình trạng như ban đầu hay đối tượng hợp đồng là công việc (dịch vụ), xây dựng, thuê mua… Nếu không hoàn trả được tài sản thì về nguyên tắc hoàn trả bằng tiền tương đương với giá trị tài sản tại thời điểm thanh toán.

Hoàn trả các khoản lợi thu được từ việc thực hiện giao dịch giữa công ty với người có liên quan chính là các lợi ích vật chất thuộc về công ty, các thành viên và

cổ đông trong công ty bị người có liên quan chiếm đoạt thông qua giao dịch giữa

công ty với người có liên quan. Bản chất các lợi ích vật chất này chính là số tiền thiệt hại của công ty mà người có liên quan có trách nhiệm bồi thường.

Nếu có thiệt hại phát sinh, bên có lỗi phải bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp này Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã xác định lỗi của người đại diện theo pháp luật, thành viên, cổ đông có liên quan và người có liên quan có quan hệ với thành viên đó để các giao dịch giữa công ty với người liên quan không được giao kết đúng trình tự, thủ tục. Trách nhiệm chính ở đây thuộc về người đại diện theo pháp luật đã không tuân thủ quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005 và Điều lệ công ty về trình tự, thủ tục giao kết. Cụ thể, người đại diện theo pháp luật có nghĩa vụ công khai giao dịch đến những người có thẩm quyền, nghĩa vụ triệu tập họp HĐTV thuộc về chủ tịch HĐTV, triệu tập họp HĐQT thuộc về chủ tịch HĐQT, ĐHĐCĐ để thông qua giao dịch. Trong trường hợp người đại diện theo pháp luật không biết hoặc không thể biết về giao dịch giữa công ty với người có liên quan thì lỗi để xảy ra hành vi vi phạm không thuộc về họ. Luật Doanh nghiệp năm 2005 vẫn còn bất cập khi quy định những người đại diện theo pháp luật đương nhiên phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp này.

Đối với người có liên quan là người quản lý, họ có lỗi do tuân theo nghĩa vụ như: (i) Trung thành với lợi ích của công ty và chủ sở hữu công ty; không được lạm

dụng địa vị, chức vụ và tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác; (ii) Công khai lợi ích có liên quan. Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho công ty và các doanh nghiệp mà họ và người có liên quan của họ làm chủ hoặc có cổ phần vốn góp chi phối. Thông báo này được niêm yết tại trụ sở chính và chi nhánh của công ty; (iii) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty, quyết định của HĐTV, HĐQT công ty. (Khoản 1 Điều 56, Khoản 1 Điều 72, Điều 119 Luật Doanh nghiệp năm 2005).

Đối với người có liên quan là thành viên, cổ đông chi phối, nghĩa vụ của họ là phải trung thành với lợi ích của công ty và các thành viên, cổ đông khác bởi vì bản chất giữa cổ đông chi phối và cổ đông nhỏ cũng tồn tại quan hệ ủy quyền thì Luật Doanh nghiệp năm 2005 đang bỏ ngỏ quy định này. Do đó, việc xác định lỗi đối với người có liên quan là các thành viên, cổ đông chi phối hiện nay là khiên cưỡng.

Các thiệt hại phát sinh có thể là thiệt hại về vật chất hoặc thiệt hại về tinh thần. Thiệt hại vật chất có thể là số tài sản là đối tượng của giao dịch bị mất mát, hư hỏng, số lợi nhuận đáng lẽ được hưởng hoặc các khoản lợi thu được từ việc thực hiện giao dịch giữa công ty với người có liên quan. Thiệt hại về tinh thần chính là uy tín của công ty bị suy giảm trước các nhà đầu tư, trước công chúng. Các thiệt hại này phải là các thiệt hại thực tế, trực tiếp phát sinh từ hành vi vi phạm. Tuy nhiên, trên thực tế các thiện hại về uy tín cũng khó định tính.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về kiểm soát giao dich giữa công ty với người có liên quan (Trang 109 - 111)