4. Cơ sở lý thuyết, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu đặt ra khi nghiên cứu đề tà
1.3.1.2. Các quy định pháp luật về thông qua giao dịch giữa công ty với người có liên quan
người có liên quan
Luật pháp điều chỉnh để kiểm soát quá trình thông qua giao dịch liên quan đến: (i) trình tự, thủ tục thông qua giao dịch; (ii) cơ quan có thẩm quyền thông qua giao dịch; (iii) nguyên tắc thông qua giao dịch.
Về trình tự, thủ tục xác lập giao dịch giữa công ty với người có liên quan khác so với các giao dịch thông thường khác. Đối với các giao dịch thông thường trong công ty thì với tư cách là người được ủy quyền quản lý công ty, người đại diện công ty có quyền quyết định. Còn đối với giao dịch giữa công ty với người có liên quan,
sau khi đã được công khai, các giao dịch này được đặt dưới sự giám sát. Để bảo
đảm người có liên quan không thể lợi dụng các giao dịch này để tư lợi thì cơ chế
thông qua giao dịch là rất cần thiết. Xuất phát từ nguy cơ có thể xung đột lợi ích và cần loại bỏ xung đột lợi ích, các giao dịch giữa công ty với người có liên quan đòi hỏi phải được thông qua bởi người đại diện quyền quản lý (cơ quan đại diện: HĐQT, HĐTV) hoặc các thành viên, cổ đông trong công ty tại ĐHĐCĐ hoặc HĐTV, sau khi những người này đã được thông tin đầy đủ về các nội dung công khai kể trên. Ngoài ra, một biện pháp nữa mà luật có thể tiếp cận là yêu cầu bên thứ ba độc lập xem xét lại về giao dịch (như kiểm toán độc lập) nhằm tìm ra có việc lợi dụng giao dịch không. Sẽ rất hữu ích trong việc ngăn chặn giao dịch có xung đột lợi ích nếu việc thông qua giao dịch này được tham khảo ý kiến của những thành viên HĐQT độc lập hoặc ý kiến của các chuyên gia độc lập. Ý kiến chuyên gia tài chính, kiểm toán cũng sẽ đưa lại lợi ích cho công ty khi đánh giá công bằng và tính hợp lý của giao dịch.
Giao dịch giữa công ty với người có liên quan sẽ được thông qua bởi cơ quan quản lý trong doanh nghiệp mà không phải là người được ủy thác trao quyền quản lý nhằm loại bỏ xung đột lợi ích và lợi dụng giao dịch. Các cơ quan quản lý như Ban giám đốc/giám đốc hay HĐQT hoặc ĐHĐCĐ/HĐTV. Điều này cũng phụ thuộc vào cơ cấu sở hữu và cấu trúc quản trị và thực tiễn của các án lệ mà pháp luật các quốc gia khác nhau có cách tiếp cận khác nhau.
Ở các công ty có cấu trúc hội đồng một tầng, phổ biến ở các nước theo hệ thống pháp luật Anh-Mỹ, đặc trưng bởi cơ quan trong nội bộ công ty gồm có Ban giám đốc và ĐHĐCĐ thì Ban giám đốc được các cổ đông bầu ra có thẩm quyền thông qua giao dịch giữa công ty với người có liên quan theo quy định. Tuy nhiên, đối với các giao dịch giữa công ty với người có liên quan có giá trị lớn thì được ĐHĐCĐ thông qua.
Đối với các công ty có cấu trúc quản trị hai tầng, xuất phát từ nước Đức, đặc
trưng bởi cơ quan quản lý gồm HĐQT, Ban kiểm soát và ĐHĐCĐ, trong đó ĐHĐCĐ bầu ra thành viên Ban kiểm soát và Ban kiểm soát lựa chọn và giám sát hoạt động thành viên HĐQT. Các thành viên HĐQT cùng nhau chịu trách nhiệm điều hành công việc kinh doanh của công ty và báo cáo với Ban kiểm soát. Giao dịch giữa công ty với người có liên quan có thể được thông qua tại HĐQT hoặc ĐHĐCĐ tùy thuộc vào quy định của pháp luật.