c. Đối với công ty cổ phần
3.2.3.3. Tăng cường vai trò của các thiết chế giám sát và hoàn thiện các chế tài trách nhiệm vật chất
trách nhiệm vật chất
Các thiết chế giám sát và các chế tài đủ mạnh được áp dụng đối với hành vi vi phạm để có sức răn đe và đảm bảo thực thi quy định của pháp luật về kiểm soát giao dịch giữa công ty với người có liên quan trong bối cảnh hiện nay của Việt Nam chuyển từ hệ thống quản lý dựa trên quan hệ thân quen sang hệ thống quản lý dựa trên pháp luật. Hiện nay, người ta đang bàn luận về mức cân bằng thích hợp giữa các biện pháp cưỡng chế và tự nguyện thi hành. Tuy nhiên, ở những nước đang phát triển như Việt Nam thì vấn đề trên cũng cần phải cân nhắc đến tính hiệu quả của cơ chế tự nguyện khi xét đến sự yếu kém trong công tác quản lý theo pháp luật và năng lực giám sát hạn chế của bên thứ ba.
Vai trò của các thiết chế giám sát trong việc thi hành pháp luật về quản trị công ty đặc biệt quan trọng nhất là các nước đang phát triển [14]. Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa xây dựng một thiết chế giám sát đối với quản trị công ty trong đó có việc tuân thủ các quy định pháp luật về giao dịch giữa công ty với người có liên quan của các doanh nghiệp thông thường. Đối với các công ty có niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán thì một ủy ban chứng khoán nhà nước thực hiện việc giám sát thị trường chứng khoán có vai trò trong việc xác định hành vi vi phạm.
Việc hoàn thiện các quy định về trách nhiệm vật chất đặt ra đối với hành vi vi phạm có ý nghĩa rất lớn trong việc cưỡng chế thực thi các quy định pháp luật về kiểm soát giao dịch giữa công ty với người có liên quan. Trách nhiệm vật chất bao gồm trách nhiệm hoàn trả lại giá trị vật chất- là đối tượng của giao dịch cho công ty
và bồi thường các thiệt hại gây ra cho công ty do hành vi vi phạm của mình. Những hành vi vi phạm phải chịu trách nhiệm vật chất được áp dụng đối với hành vi không công khai giao dịch của người liên quan đến HĐQT/ HĐTV; hành vi không công khai giao dịch của người đại diện theo pháp luật đến những người có thẩm quyền thông qua giao dịch; hành vi cố tình phê duyệt giao dịch của người có thẩm quyền dẫn đến thiệt hại cho công ty. Các quy định này có tính răn đe cao bởi lẽ nó luôn đặt ra cho những người có thẩm quyền, những người có liên quan phải cân nhắc lợi ích của việc vi phạm hay tuân thủ các quy định về kiểm soát giao dịch giữa công ty với người có liên quan. Họ sẽ phải luôn đặt mình vào tình thế phải chịu trách nhiệm vật chất ngoài các chế tài hình sự hoặc hành chính nếu vi phạm các quy định về kiểm soát giao dịch giữa công ty với người có liên quan được quy định trong Luật doanh nghiệp và Điều lệ công ty.