Trách nhiệm hành chính

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về kiểm soát giao dich giữa công ty với người có liên quan (Trang 113)

c. Đối với công ty cổ phần

2.1.4.2.Trách nhiệm hành chính

Tùy thuộc vào tính chất và mức độ của hành vi vi phạm mà người xác lập giao dịch công ty với người có liên quan không tuân theo thủ tục giao kết có thể bị xử lý vi phạm hành chính. Cơ sở của việc xử lý vi phạm hành chính là phải có hành vi vi phạm hành chính được pháp luật quy định. Tuy nhiên, xem xét văn bản pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đầu tư hiện nay còn bỏ ngỏ hành vi vi phạm này mặc dù Khoản 1 Điều 165 Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã quy định người nào có hành vi vi phạm quy định của pháp luật thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nghị định số 155/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư không quy định về hành vi vi phạm này liên quan đến quản lý doanh nghiệp mặc dù tại Điều 32 của Nghị định này đã liệt kê các trường hợp vi phạm liên quan đến tổ chức và quản lý doanh nghiệp. Vấn đề này đặt ra sự không tương thích giữa văn bản là Luật Doanh nghiệp năm 2005 và văn bản liên quan đến xử lý hành chính và sự thiếu vắng hoàn toàn xử lý trách nhiệm hành chính đối với người đại diện theo pháp luật, thành viên, cổ đông có liên quan có hành vi vi phạm. Ngoài ra, việc không xử lý được trách nhiệm hành chính đối với hành vi vi phạm của người đại diện theo pháp luật, thành viên, cổ đông có liên quan sẽ chưa tạo ra được sự răn đe, giáo dục người vi phạm và phòng ngừa vi phạm trong tương lai cũng như bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của tổ chức và cá nhân bị xâm phạm.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về kiểm soát giao dich giữa công ty với người có liên quan (Trang 113)