4. Cơ sở lý thuyết, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu đặt ra khi nghiên cứu đề tà
1.3.1.1. Các quy định pháp luật về công khai giao dịch giữa công ty với người có liên quan
- Các giao dịch mà công ty bảo đảm cho khoản nợ của người có liên quan. - Các giao dịch cung cấp dịch vụ thương mại, dịch vụ tư vấn, dịch vụ pháp lý… - Các giao dịch cho thuê tài sản, cho thuê hàng hóa.
- Các giao dịch mua bán tài sản hữu hình hoặc mua bán các tài sản vô hình như thương hiệu, bằng sáng chế…
1.3. NỘI DUNG CỦA PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT GIAO DỊCH GIỮA CÔNG TY VỚI NGƯỜI CÓ LIÊN QUAN GIAO DỊCH GIỮA CÔNG TY VỚI NGƯỜI CÓ LIÊN QUAN
Pháp luật về kiểm soát các giao dịch giữa công ty với người có liên quan là những quy định nhằm kiểm soát không để cho người có liên quan lợi dụng các giao dịch này để mang lại lợi ích cho mình hoặc cá nhân, tổ chức có mối liên quan, chiếm đoạt lợi ích của doanh nghiệp, các thành viên hoặc cổ đông của doanh nghiệp. Pháp luật các nước có cách tiếp cận để kiểm soát giao dịch giữa công ty với người có liên quan khác nhau phụ thuộc vào sự khác biệt trong cấu trúc sở hữu vốn và cấu trúc quản lý cũng như cơ chế thực thi pháp luật ở quốc gia đó. Tuy nhiên, nhìn chung nội dung của pháp luật về kiểm soát giao dịch sẽ là những biện pháp mà pháp luật đề ra để giám sát, phòng ngừa và xử lý vi phạm trong giao dịch giữa công ty với người có liên quan.
Dựa vào tính chất của hoạt động kiểm soát giao dịch mà có thể phân chia thành pháp luật về kiểm soát để phòng ngừa vi phạm và pháp luật về kiểm soát nhằm khắc phục vi phạm khi mà giao dịch giữa công ty với người có liên quan đã có dấu hiệu tư lợi.
1.3.1. Pháp luật về kiểm soát nhằm ngăn ngừa vi phạm
Pháp luật về kiểm soát giao dịch giữa công ty với người có liên quan để phòng ngừa vi phạm là các quy định pháp luật điều chỉnh các hoạt động được thực hiện trước khi quyết định xác lập giao dịch. Mục đích của các quy định kiểm soát này là ngăn ngừa việc lợi dụng giao dịch giữa công ty với người có liên quan để chiếm
đoạt lợi ích của công ty, các thành viên, cổ đông trong công ty của người có liên
quan. Đây được coi là những biện pháp tự thực thi của công ty [44, tr.436].
1.3.1.1. Các quy định pháp luật về công khai giao dịch giữa công ty với người có liên quan người có liên quan
Như đã đề cập ở phần trước, mục đích của hoạt động kiểm soát giao dịch giữa công ty với người có liên quan xuất phát từ vấn đề loại bỏ xung đột lợi ích, không
để cho những người được trao quyền quản lý công ty lợi dụng giao dịch để chiếm
đoạt tài sản của doanh nghiệp. Bản chất của giao dịch giữa công ty với người có liên quan thông qua thuyết về đại diện và nghĩa vụ ủy thác, trong đó khẳng định rằng người được ủy thác (là người có liên quan) không được đứng ở cả hai phía của giao dịch vì như vậy sẽ dẫn đến xung đột lợi ích.
Xuất phát từ yếu tố hiệu lực của giao dịch mà pháp luật yêu cầu các giao dịch giữa công ty với người liên quan phải được công khai hóa để loại trừ yếu tố tư lợi. Luận giải điều này thì theo nguyên tắc về đại diện thì người đại diện cho người khác phải công khai toàn bộ những lợi ích mà người đó thu được từ việc thực hiện hành vi đại diện. Hơn nữa, về nguyên tắc, người đại diện (được ủy thác) không thể vừa
đại diện cho lợi ích của anh ta và vừa đại diện cho lợi ích những người được đại
diện. Khi là người đại diện cho doanh nghiệp thì người đại diện phải có nghĩa vụ trung thành và đảm bảo sự tin cậy của những người được đại diện. Nếu không công khai về giao dịch cho những người chủ sở hữu của công ty thì giao dịch này sẽ bị vô hiệu vì người đại diện đã vi phạm nghĩa vụ của mình.
Để kiểm soát giao dịch, pháp luật yêu cầu công khai được áp đặt với 2 nhóm người được trao quyền quản lý hoặc chi phối quyền quản lý: (i) những người quản lý thực hiện việc quản lý dựa trên sự ủy thác của các thành viên, cổ đông trong công ty và là người đại diện cho công ty (các thành viên, cổ đông của công ty) tham gia giao dịch; (ii) những thành viên, cổ đông sở hữu phần vốn góp, cổ phần chi phối đại diện cho lợi ích của công ty và của các thành viên, cổ đông thiểu số.
Những nội dung cần công khai mà luật cần điều chỉnh gồm có:
Thứ nhất, công khai các xung đột lợi ích (lợi ích bị xung đột)
Người có liên quan phải công khai các xung đột lợi ích với công ty, gồm có: Mối liên quan với công ty: xác định rõ anh ta có mối liên quan nào với công ty: người quản lý, thành viên, cổ đông sở hữu phần vốn góp, cổ phần chi phối, người thân thích của những người trên hay các doanh nghiệp mà người đó có vốn góp, cổ phần chi phối... Lợi ích kinh tế khi tham gia giao dịch: các lợi ích kinh tế mà người có liên quan có thể có ở một mức độ nào đó.
Việc công khai các lợi ích người được ủy thác có thể thu được từ giao dịch là một biện pháp loại trừ xung đột lợi ích, bởi vì bản thân những người ủy thác (là các
thành viên, cổ đông còn lại trong công ty) biết được đầy đủ và tự quyết định có xác lập giao dịch hay không.
Thứ hai, công khai nội dung giao dịch
Công khai dự thảo hợp đồng sẽ được ký kết hoặc hành vi pháp lý đơn phương; Các yếu tố cần cân nhắc đối với các điều khoản của hợp đồng, hành vi pháp lý đơn phương; Các thông tin về giao dịch rất quan trọng để cơ quan quản lý, cơ quan giám sát xác định mức độ cần thiết, yếu tố phù hợp khi tham gia giao dịch, cũng như xác định các lợi ích mà các bên có thể đạt được.
Thứ ba, thông tin quan trọng liên quan đến nội dung giao dịch (nếu có)
Một số người quản lý công ty, do ở vị trí của họ mà họ biết được các thông tin quan trọng liên quan đến giao dịch. Hơn nữa, kể cả trong trường hợp người có liên quan công khai các xung đột lợi ích để công ty “đề phòng” thì nếu không công khai các thông tin quan trọng liên quan đến hợp đồng sẽ dẫn đến tình trạng không cân xứng về thông tin giữa các bên. Nhất là trong điều kiện nền kinh tế hiện nay thì thông tin giữ vai trò quan trọng vì nó định hướng hành vi của các bên trong hợp đồng.
Những nội dung cần công khai này cũng đều xuất phát từ nghĩa vụ của người đại diện (người được ủy thác) là sự tin cậy và trung thành với lợi ích công ty. Ngay cả trong trường hợp những giao dịch này được thiết lập dựa trên sự công bằng về giá cả mà các nội dung trên không được công khai thì giao dịch này vẫn bị vô hiệu vì người đại diện đã vi phạm nghĩa vụ của mình.
- Việc công khai các thông tin trên có thể được thực hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau như trong các cuộc họp (ĐHĐCĐ thường niên, ĐHĐCĐ bất thường, HĐTV...), trong các báo cáo thường niên, báo cáo theo chu kỳ kinh doanh, thông báo công khai tại trụ sở công ty.