VIỆC CỤ THỂ HÓA CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT GIAO DỊCH GIỮA CÔNG TY VỚI NGƯỜI CÓ LIÊN QUAN TRONG

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về kiểm soát giao dich giữa công ty với người có liên quan (Trang 116 - 117)

c. Đối với công ty cổ phần

2.2. VIỆC CỤ THỂ HÓA CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT GIAO DỊCH GIỮA CÔNG TY VỚI NGƯỜI CÓ LIÊN QUAN TRONG

SOÁT GIAO DỊCH GIỮA CÔNG TY VỚI NGƯỜI CÓ LIÊN QUAN TRONG ĐIỀU LỆ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

Điều lệ công ty với ý nghĩa là “luật” của công ty được công ty và các thành viên, cổ đông soạn thảo trong khuôn khổ “không trái Pháp luật”. Những quy định nào có tính chất bắt buộc thì người soạn thảo Điều lệ chỉ việc đưa vào Điều lệ vì pháp luật không cho phép thỏa thuận. Những qui định tùy nghi thì các thành viên, cổ đông trong công ty được quyền thỏa thuận phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp trong giới hạn pháp luật cho phép. Điều lệ là cơ sở pháp lý đầu tiên xem xét thủ tục kiểm soát giao dịch giữa công ty với người có liên quan vì bản chất là hợp đồng của các bên, những nội dung các bên không thỏa thuận hoặc thỏa thuận vô hiệu thì mới áp dụng pháp luật.

Các thỏa thuận trong Điều lệ về trình tự, thủ tục kiểm soát giao dịch được coi là các biện pháp kiểm soát tự thực thi từ phía doanh nghiệp (private enforcement) khác với thủ tục kiểm soát từ phía nhà nước mang tính cưỡng chế khi phát hiện hành vi vi phạm. Đây là giai đoạn quan trọng để phòng ngừa hành vi vi phạm và các biện pháp kiểm soát này do chính doanh nghiệp thực hiện. Do đó, về nguyên tắc quy định này phải tôn trọng triệt để quyền tự do thỏa thuận của doanh nghiệp phụ thuộc vào hoàn cảnh thực tế của danh nghiệp đó. Trong việc kiểm soát giao dịch giữa công ty với người có liên quan, nhà nước sẽ can thiệp bằng pháp luật với những quy định mang tính bắt buộc trong những trường hợp cần thiết để bảo đảm

lợi ích của công ty, các thành viên, cổ đông và lợi ích của người thứ ba, còn lại nên

để cho doanh nghiệp tự cân nhắc điều chỉnh. Trong những quy định về kiểm soát

giao dịch giữa công ty với người có liên quan thì nội dung nào bắt buộc phải tuân theo và nội dung nào được phép cho doanh nghiệp tự hành? Ví dụ, việc xác định một danh sách “cứng” người có liên quan trong giao dịch cần kiểm soát để doanh nghiệp buộc phải tuân thủ có thể chưa đầy đủ đối với mỗi doanh nghiệp. Hoặc quy

định về số phiếu biểu quyết để giao dịch được thông qua và quy định về giao dịch

đương nhiên vô hiệu nếu không tuân thủ thủ tục giao kết.

Hiện nay, các quy định của pháp luật về chứng khoán, pháp luật về tín dụng ngân hàng cũng như pháp luật về doanh nghiệp hiện hành điều chỉnh giao dịch giữa công ty với người có liên quan chủ yếu là các điều khoản mang tính cưỡng chế mà không cho phép các bên thỏa thuận. Từ quy định giao dịch giữa công ty với người có liên quan cần kiểm soát, quy định về nghĩa vụ công khai, thủ tục thông qua giao dịch, nguyên tắc để giao dịch được thông qua là đều là quy định “cứng” của pháp luật. Các thành viên, cổ đông chỉ có quyền thỏa thuận để phân chia giá trị giao dịch ở mức độ nào (nhỏ hơn 50% giá trị ghi trong sổ sách kế toán của công ty) sẽ được biểu quyết thông qua tại ĐHĐCĐ và HĐQT trong CTCP. Đây là điểm hạn chế, chưa phù hợp pháp luật hiện hành bởi vì những rắc rối từ thực tiễn cuộc sống mà Luật Doanh nghiệp chưa thể tiên liệu được và một bản Điều lệ để đạt được mục đích của nó phải được soạn thảo phù hợp với thực tế của doanh nghiệp.

Dựa trên quy định của pháp luật, phần viết dưới đây phân tích thực trạng việc cụ thể hóa pháp luật trong Điều lệ công ty của hai công ty đại chúng là CTCP Dược Hậu giang và Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương (VCB).

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về kiểm soát giao dich giữa công ty với người có liên quan (Trang 116 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)