Nhận diện giao dịch giữa công ty với người có liên quan cần kiểm soát theo pháp luật về tín dụng, ngân hàng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về kiểm soát giao dich giữa công ty với người có liên quan (Trang 94 - 96)

c. Đối với công ty cổ phần

2.1.1.3.Nhận diện giao dịch giữa công ty với người có liên quan cần kiểm soát theo pháp luật về tín dụng, ngân hàng

soát theo pháp luật về tín dụng, ngân hàng

Về nguyên tắc áp dụng pháp luật, pháp luật về tín dụng, ngân hàng là một lĩnh vực hoạt động đặc thù của doanh nghiệp. Do đó, khi áp dụng các quy định pháp luật về nhận diện giao dịch giữa công ty với người có liên quan cần kiểm soát thì trước hết phải áp dụng các quy định của pháp luật về tín dụng, ngân hàng vì những đặc thù riêng trong tổ chức và hoạt động của loại hình doanh nghiệp này. Những rủi ro trong kinh doanh trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng có thể gây thiệt hại và đổ vỡ cho cả nền kinh tế nên các quy định về kiểm soát giao dịch giữa công ty kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng với người có liên quan chắc chắn phải đòi hỏi khắt khe hơn so với các công ty kinh doanh trong các lĩnh vực khác. Điều này đòi hỏi phải mở rộng phạm vi các giao dịch giữa công ty với người có liên quan cần kiểm soát, cần qui định chặt chẽ hơn qui trìnhkiểm soát. Tuy nhiên, pháp luật về tín dụng ngân hàng chưa thể hiện được điều này.

Khái niệm người có liên quan trong Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 không chỉ được đề cập trong giao dịch giữa công ty với người có liên quan mà còn kết nối với nhiều quy định khác trong Luật như những trường hợp không được đảm nhận chức vụ quản lý, công khai hóa lợi ích người quản lý… Quy định về người có liên quan trong Luật các tổ chức tín dụng được mở rộng phạm vi chủ thể hơn so với Luật Doanh

nghiệp năm 2005. Đó là thành viên Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng, thành viên Ban Kiểm soát của công ty mẹ, các tổ chức cá nhân sở hữu từ 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên tại tổ chức tín dụng.

Thành viên Ban Kiểm soát của công ty mẹ được bổ sung vào người có liên quan bởi vì Ban Kiểm soát trong cơ cấu tổ chức của ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng. Do đặc thù của hoạt động ngân hàng là kinh doanh tiền tệ, những rủi ro của hoạt động này có thể đưa đến tác động xấu trong nền kinh tế. Ban kiểm soát thực hiện kiểm toán nội bộ, kiểm soát, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật,

quy định nội bộ, Điều lệ và nghị quyết, quyết định của ĐHĐCĐ, chủ sở hữu,

HĐQT, HĐTV.

Đối với các công ty kinh doanh hoạt động ngân hàng yêu cầu vốn pháp định

tương đối lớn, sở hữu trong các công ty này là phân tán hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác. Tổ chức, cá nhân sở hữu tối thiểu 5% vốn điều lệ của ngân hàng hoặc cổ phần có quyền biểu quyết được coi là cổ đông lớn của ngân hàng.

Luật các tổ chức tín dụng đã có quy định về giao dịch giữa công ty với người có liên quan cần kiểm soát trong những điều khoản về nhiệm vụ, quyền hạn của ĐHĐCĐ và HĐQT, trong đó phân biệt giá trị giao dịch từ 20% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng theo báo cáo tài chính gần nhất được thông qua tại ĐHĐCĐ và xác định nguyên tắc thông qua giao dịch chỉ cần 51% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông có mặt. Tuy nhiên, quy định về nguyên tắc thông qua này còn hạn chế là chưa quy định người có liên quan không có quyền bỏ phiếu thông qua giao dịch.

Ngoài ra, trong pháp luật tín dụng, ngân hàng có kiểm soát bằng cách cấm

đoán giao dịch cấp tín dụng giữa tổ chức tín dụng với một số đối tượng người có

liên quan. Cụ thể, Khoản 1 Điều 126 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định: tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng đối với các cá nhân, tổ chức là các đối tượng sau: Thành viên HĐQT, thành viên HĐTV, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; cổ đông là tổ chức có người đại diện phần vốn góp là thành viên HĐQT, thành viên Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng hoạt động dưới hình thức CTCP, thành viên góp vốn là tổ chức của tổ chức tín dụng hoạt động dưới hình thức công ty TNHH hai thành viên trở lên, chủ sở hữu là tổ chức của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; Cha, mẹ, vợ, chồng, con của thành

viên HĐQT, thành viên HĐTV, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương.

Các quy định trên nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Việc cấm tổ chức tín dụng cấp tín dụng cho một số chủ thể có liên quan nhằm ngăn ngừa hiện tượng lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản không chỉ của tổ chức tín dụng mà còn tài sản của khách hàng mà tổ chức tín dụng được trao quyền quản lý. Trong số những rủi ro thì có những rủi ro có thể kiểm soát được như các quy định về cấm cấp tín dụng đối với một số đối tượng trên. Tuy nhiên, có quan

điểm cho rằng quy định này là cứng nhắc. Nếu như các đối tượng trên đáp ứng được

đầy đủ các điều kiện của khách hàng vay vốn và có khả năng trả nợ thì quy định cấm đoán này lại không tận dụng được nguồn khách hàng tiềm năng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về kiểm soát giao dich giữa công ty với người có liên quan (Trang 94 - 96)