Nâng cao hiệu quả hoạt động của tòa án và năng lực xét xử của các thẩm phán đối với việc giải quyết yêu cầu giao dịch giữa công ty với người có liên

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về kiểm soát giao dich giữa công ty với người có liên quan (Trang 155 - 161)

c. Đối với công ty cổ phần

3.2.3.4. Nâng cao hiệu quả hoạt động của tòa án và năng lực xét xử của các thẩm phán đối với việc giải quyết yêu cầu giao dịch giữa công ty với người có liên

thẩm phán đối với việc giải quyết yêu cầu giao dịch giữa công ty với người có liên quan không tuân theo thủ tục giao kết luật định

Theo quy định pháp luật hiện hành, nếu một giao dịch giữa công ty với bên có liên quan không được phê duyệt theo trình tự, thủ tục luật định hoặc không đưa ra được bằng chứng chứng minh được giao dịch đó là công bằng và hợp lý tại thời

điểm xác lập giao dịch (đối với công ty đại chúng) thì giao dịch đó không có hiệu

lực. Vấn đề này phải được xác định tại một phiên tòa được mở trên cơ sở khiếu kiện của công ty hoặc của cổ đông. Nếu pháp luật và Điều lệ công ty cho phép cơ chế thông qua sau tại ĐHĐCĐ hoặc HĐQT/HĐTV để giao dịch giữa công ty với người có liên quan không tuân theo thủ tục giao kết vẫn có hiệu lực thì vai trò của cơ quan tư pháp trong việc quyết định hiệu lực của giao dịch sẽ hạn chế. Nói như vậy không có nghĩa là tòa án không có quyền tuyên bố giao dịch vô hiệu mà chỉ trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền thông qua giao dịch không chấp nhận thông qua giao dịch này. Vai trò của tòa án cũng như năng lực xét xử của các thẩm phán trong việc xác định giao dịch giữa công ty với người có liên quan vô hiệu và giải quyết hậu quả của giao dịch vô hiệu rất quan trọng.

Đây là một trong những công cụ hữu hiệu để công ty, các thành viên, cổ đông trong công ty bảo vệ được quyền lợi của mình khi có khả năng bị lợi dụng giao dịch giữa công ty với người có liên quan để trục lợi. Thiết chế này cũng luôn đặt người quản lý doanh nghiệp, cổ đông chi phối vào tình trạng có khả năng bị khởi kiện và

phải bồi thường cho công ty nếu không tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ doanh nghiệp về kiểm soát giao dịch giữa công ty với người có liên quan. Chính vì vậy, bên cạnh việc hoàn thiện các quy định pháp luật tố tụng thì việc nâng cao hiệu quả hoạt động của tòa án, tăng cường mức độ độc lập của các cơ quan tư pháp và năng lực xét xử của các thẩm phán đối với loại tranh chấp này có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình thực thi.

Ngoài ra, đồng thời với việc xây dựng cơ chế tố tụng thuận lợi để công ty, thành viên, cổ đông có thể dễ dàng khởi kiện người quản lý, người đại diện theo pháp luật của công ty khi quyền lợi của họ bị xâm phạm thì cần xây dựng cơ chế yêu cầu cơ quan, tổ chức có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ tạo điều kiện cho các thành viên, cổ đông công ty khởi kiện và cơ chế giải quyết tranh chấp kịp thời, nghiêm minh và có tính răn đe cao.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

1. Việc đề ra các yêu cầu và giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm soát giao dịch giữa công ty với người có liên quan là cần thiết khi các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động kiểm soát giao dịch giữa công ty với người có liên quan ở Việt Nam còn chưa đồng bộ và tồn tại nhiều bất cập.

Các yêu cầu đặt ra đối với việc hoàn thiện pháp luật về kiểm soát giao dịch giữa công ty với người có liên quan gồm có: các nguyên tắc của nền kinh tế thị trường và yêu cầu về kiểm soát giao dịch giữa công ty với người có liên quan; nguyên tắc đảm bảo sự đồng bộ và tính hệ thống của các quy định pháp luật về kiểm soát giao dịch giữa công ty với người có liên quan; nguyên tắc đảm bảo sự tương thích với pháp luật và thông lệ quốc tế về kiểm soát giao dịch giữa công ty với người có liên quan; nguyên tắc đảm bảo các yêu cầu quản trị công ty đặt ra đối với pháp luật về kiểm soát giao dịch giữa công ty với người có liên quan.

2. Để hoàn thiện cơ chế kiểm soát giao dịch giữa công ty với người có liên quan cần thực hiện đồng bộ ba nhóm giải pháp sau: Giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật tạo nền tảng thể chế cho việc kiểm soát giao dịch giữa công ty với người có liên quan; Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản trị công ty để kiểm soát hiệu quả hơn giao dịch giữa công ty với người có liên quan; giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về kiểm soát giao dịch giữa công ty với người có liên quan.

Trong đó nhóm giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật tạo nền tảng thể chế cho việc kiểm soát giao dịch giữa công ty với người có liên quan là trọng tâm,

gồm có giải pháp hoàn thiện quy định về người có liên quan và nhận diện giao dịch giữa công ty với người có liên quan cần kiểm soát, hoàn thiện quy định pháp luật về thủ tục kiểm soát giao dịch giữa công ty với người có liên quan, hoàn thiện các quy định pháp luật giải quyết hậu quả của giao dịch giữa công ty với người có liên quan không tuân theo thủ tục giao kết, hoàn thiện quy định pháp luật về xử lý người có hành vi vi phạm trong thủ tục kiểm soát giao dịch giữa công ty với người có liên quan.

Xuất phát từ các đặc trưng trong tổ chức, quản lý doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, nhóm các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về kiểm soát giao dịch giữa công ty với người có liên quan nhằm thực thi các quy định pháp luật này một cách hiệu quả cũng là vấn đề quan trọng. Về phía doanh nghiệp, nâng cao ý thức của doanh nghiệp và các nhà đầu tư về việc tuân thủ quy định pháp luật về kiểm soát giao dịch giữa công ty với người có liên quan, các doanh nghiệp phải hoàn thiện các quy định trong Điều lệ và quy chế quản trị để đảm bảo khả năng kiểm soát giao dịch giữa công ty với người có liên quan. Về phía nhà nước, nâng cao vai trò của các thiết chế giám sát và hoàn thiện các chế tài trách nhiệm vật chất, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của tòa án và năng lực xét xử của các thẩm phán đối với việc giải quyết giao dịch giữa công ty với người có liên quan vô hiệu nhằm tăng cường việc cưỡng chế thực thi các quy định này.

KẾT LUẬN

1. Trong hoạt động kinh doanh, công ty có thể xác lập giao dịch với chính những người quản lý công ty, những thành viên, cổ đông chi phối hoặc những người có mối quan hệ với họ. Những giao dịch này được pháp luật gọi là giao dịch giữa công ty với người có liên quan (pháp luật Anh, Mỹ đề cập là related party transactions). Những người có liên quan là những người có mối quan hệ trực tiếp với công ty thông qua quan hệ quản lý nội bộ, quan hệ góp vốn hoặc quan hệ gián tiếp với công ty thông qua những người có quan hệ trực tiếp. Những người này có quyền quyết định giao dịch hoặc chi phối, tác động đến việc thiết lập giao dịch nên họ cókhả năng quyết định giao dịch có lợi cho họ mà gây thiệt hại cho công ty. Về mặt lý luận, giao dịch giữa công ty với người có liên quan là giao dịch được xác lập giữa công ty với người có liên quan của công ty- là bên được trao quyền quyết định hoặc có khả năng chi phối đến việc xác lập giao dịch và chứa đựng xung đột lợi ích. Xét về mặt lịch sử, hai giả thuyết thường được lựa chọn để lý giải bản chất của giao dịch giữa công ty với người có liên quan là thuyết về xung đột lợi ích và thuyết về hiệu quả của giao dịch, trong đó thuyết về xung đột lợi ích chiếm ưu thế. Học thuyết này cho rằng giao dịch giữa công ty với người có liên quan có thể làm xói mòn nghĩa vụ trung thành của người quản lý công ty và thành viên, cổ đông chi phối, hậu quả là giao dịch này có khả năng gây ra thiệt hại cho công ty bằng cách người quản lý hoặc cổ đông chi phối dùng quyền lực hoặc ảnh hưởng của mình để quyết định giao dịch có lợi cho họ. Chính vì vậy, pháp luật các nước thường có các cách tiếp cận khác nhau để kiểm soát loại giao dịch này theo hướng cấm đoán hoặc cho phép thực hiện giao dịch nhưng phải thông qua thủ tục kiểm soát chặt chẽ. Hoạt động kiểm soát các giao dịch giữa công ty với người có liên quan bản chất là kiểm soát không để cho người có liên quan lợi dụng giao dịch này để mang lại lợi ích cho bản thân, chiếm đoạt lợi ích vật chất của công ty và các thành viên, cổ đông trong công ty.

2. Pháp luật về kiểm soát giao dịch giữa công ty với người có liên quan ở mỗi quốc gia được tiếp cận khác nhau phụ thuộc vào cơ cấu sở hữu, cơ cấu quản trị và truyền thống văn hóa của quốc gia đó. Để kiểm soát giao dịch giữa công ty với người có liên quan, pháp luật phải xây dựng được những quy phạm tương ứng để xác định những đối tượng được coi là người có liên quan; nghĩa vụ công khai lợi ích của những người này; thủ tục phê duyệt giao dịch giữa công ty với người có liên quan; xử lý hậu quả của giao dịch nếu không tuân theo thủ tục phê duyệt do pháp

luật quy định và xử lý cá nhân có hành vi vi phạm về thủ tục xác lập giao dịch giữa công ty với người có liên quan. Cơ sở pháp lý của hoạt động kiểm soát giao dịch giữa công ty với người có liên quan là các quy định pháp luật doanh nghiệp, pháp luật chứng khoán, pháp luật tín dụng, ngân hàng. Ngoài ra, Điều lệ doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc quy định về kiểm soát giao dịch giữa công ty với người có liên quan bởi vì Điều lệ là hợp đồng giữa công ty với cổ đông và giữa các cổ đông trong công ty.

3. Thực trạng quy định pháp luật về kiểm soát giao dịch giữa công ty với người có liên quan ở Việt Nam còn nhiều bất cập. Cụ thể, các quy định pháp luật về nhận diện giao dịch giữa công ty với người có liên quan còn thiếu một số đối tượng người có liên quan cần kiểm soát trong từng loại hình công ty; còn nhầm lẫn khi tiếp cận người có liên quan với cá nhân mà không phải với doanh nghiệp; không rõ ràng, không phù hợp với thực tiễn thi hành. Các quy định pháp luật về thủ tục phê duyệt giao dịch chưa rõ ràng, cụ thể và còn bất cập. Trong khi đó, quy định pháp luật về giải quyết hậu quả của giao dịch khi không tuân theo thủ tục giao kết và trách nhiệm của cá nhân để xảy ra hành vi vi phạm còn nhiều khoảng trống pháp lý liên quan đến căn cứ tuyên bố giao dịch vô hiệu và các hình thức xử lý trách nhiệm hình sự và trách nhiệm hành chính đối với cá nhân có hành vi vi phạm khiến cho việc cưỡng chế thực thi các quy định về kiểm soát giao dịch còn yếu. Chính điều này làm cho việc thực thi các quy định pháp luật về kiểm soát giao dịch giữa công ty với người có liên quan còn nhiều yếu kém và hầu như chưa tồn tại trong trên thực tế hoạt động của nhiều doanh nghiệp. Thực trạng đó đặt ra yêu cầu phải hoàn thiện pháp luật giao dịch giữa công ty với người có liên quan. Luận án đã phân tích việc cụ thể hóa pháp luật trong Điều lệ của CTCP Dược Hậu Giang và Ngân hàng ngoại thương Việt Nam để xem xét khả năng vận dụng pháp luật trong việc xây dựng Điều lệ công ty trên thực tế gặp phải nhiều bất cập.

4. Để hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về kiểm

soát giao dịch giữa công ty với người có liên quan trong điều kiện, hoàn cảnh ở Việt Nam, tác giả luận án đã đưa ra một số yêu cầu và giải pháp cơ bản. Các giải pháp đặt ra bao gồm là nhóm giải pháp về hoàn thiện các quy định tạo nền tảng thể chế cho việc kiểm soát giao dịch giữa công ty với người có liên quan và nhóm giải pháp hoàn thiện cơ chế quản trị công ty để kiểm soát hiệu quả hơn giao dịch giữa công ty

với người có liên quan, giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về kiểm soát giao dịch giữa công ty với người có liên quan.

Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm soát giao dịch giữa công ty với người có liên quan cụ thể là giải pháp hoàn thiện pháp luật về nhận diện giao dịch giữa công ty với người có liên quan cần kiểm soát trong từng loại hình doanh nghiệp. Cách tiếp cận là phần giải thích từ ngữ liệt kê những người có liên quan đối với công ty và trong các loại hình doanh nghiệp cần kiểm soát chỉ quy định người có liên quan là đặc trưng của từng doanh nghiệp đó và để cho Điều lệ công ty quy định những trường hợp nào là cần thiết. Quy định pháp luật về thủ tục kiểm soát giao dịch giữa công ty với người có liên quan cần cụ thể hơn nghĩa vụ công khai giao dịch của người có liên quan và nguyên tắc thông qua giao dịch nên để cho Điều lệ công ty quy định. Trường hợp giao dịch giữa công ty với người có liên quan không tuân theo thủ tục giao kết thì không đương nhiên bị vô hiệu mà nên để cho công ty và các thành viên, cổ đông trong công ty tự quyết định bằng thủ tục thông qua sau tại ĐHĐCĐ/HĐTV hoặc HĐQT. Các chế tài dân sự, hành chính và chế tài hình sự trong việc xử lý người có hành vi vi phạm trong thủ tục kiểm soát giao dịch giữa công ty với người có liên quan cần được bổ sung và quy định cụ thể hơn nhằm thực thi có hiệu quả các quy định này.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về kiểm soát giao dich giữa công ty với người có liên quan (Trang 155 - 161)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)