Pháp luật Cộng hòa Pháp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về kiểm soát giao dich giữa công ty với người có liên quan (Trang 72 - 75)

4. Cơ sở lý thuyết, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu đặt ra khi nghiên cứu đề tà

1.7.2. Pháp luật Cộng hòa Pháp

Các nhà nghiên cứu cũng xếp Pháp trong số các nước có cơ cấu sở hữu tương

đối tập trung. Trong đó chiếm đa số là các công ty gia đình và các nhóm công ty

chiếm vị trí quan trọng. Nghiên cứu của Faccio và Lang (2002) phát hiện ra rằng khoảng 14% công ty niêm yết của Pháp (không có cổ đông sở hữu cổ phần lớn hơn 20%) so với con số 37% công ty của châu Âu nói chung. Nghiên cứu này cũng cho thấy 64,8% công ty của Pháp được quản lý bởi gia đình, so với con số 44,3 % số

công ty của Châu Âu [50, tr.62]. Lựa chọn pháp luật Pháp để nghiên cứu bởi lẽ Pháp là nước điển hình theo hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa. Hơn nữa, các doanh nghiệp của Việt Nam cũng được coi có cơ cấu sở hữu tập trung giống cơ cấu sở hữu của các doanh nghiệp ở Pháp, vì vậy, tham khảo kinh nghiệm của Pháp trong kiểm soát giao dịch giữa công ty với người có liên quan có ý nghĩa đối với những nhà lập pháp của Việt Nam. Ngoài ra, luật dân sự, thương mại của Pháp ảnh hưởng sâu sắc đến tư duy lập pháp ở Việt Nam.

Vấn đề điều chỉnh và ngăn ngừa lợi dụng các giao dịch giữa công ty với người có liên quan đã thu hút sự quan tâm của các nhà lập pháp Pháp. Điều chỉnh các giao dịch giữa công ty với người có liên quan của công ty và thủ tục để kiểm soát giao dịch này được điều chỉnh bởi Bộ luật Thương mại Pháp [42]. Các vấn đề về hình thức tổ chức các loại hình doanh nghiệp, quản lý nội bộ doanh nghiệp, quyền và nghĩa vụ của các thành viên, cổ đông công ty được quy định trong quyển 2, Bộ luật Thương mại Pháp.

Theo Bộ luật Thương mại Pháp, giao dịch chứa đựng xung đột lợi ích là các giao dịch trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến các hoạt động không tái diễn và/ hoặc các điều kiện không bình thường giữa công ty với giám đốc điều hành của công ty, người được bổ nhiệm làm giám đốc điều hành, thành viên HĐQT hoặc cổ đông chiếm hơn 10% số phiếu biểu quyết của công ty hoặc công ty mà cổ đông đó kiểm soát. Những giao dịch cũng được coi là giao dịch giữa công ty với người có liên quan còn bao gồm các thỏa thuận liên quan đến các bên có lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp, bao gồm các hợp đồng giữa công ty với các thành viên HĐQT về việc trả thù lao, hưu trí, các khoản vay, cho thuê…

Những giao dịch được xếp vào loại giao dịch giữa công ty với người có liên quan thì bên có lợi ích có nghĩa vụ thông báo đến Ban giám đốc về việc cân nhắc, xem xét giao dịch này và không được bỏ phiếu trong Ban giám đốc và ĐHĐCĐ về việc thông qua giao dịch. Các thành viên Ban giám đốc có nghĩa vụ thực hiện vì lợi ích của công ty và có thể bị khởi kiện ra tòa từng người một hoặc cả tập thể vì đã có các quyết định gây thiệt hại đến tài sản công ty.

Thủ tục kiểm soát giao dịch giữa công ty với người có liên quan theo Bộ luật Thương mại Pháp được quy định như sau:

Bộ luật Thương mại Pháp quy định giao dịch giữa công ty với người liên quan phải được sự đồng ý của HĐQT và được các cổ đông thông qua sau (ex post

shareholder approval), điều quan trọng cần lưu ý là Ban giám đốc công ty có thẩm quyền hợp pháp tham gia vào giao dịch trước khi được HĐQT thông qua chúng. Và nếu HĐQT hoặc các cổ đông bỏ phiếu không thông qua giao dịch này thì hành động của Tòa án là vẫn có thể được yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Điều khoản yêu cầu phán xét của Tòa án được cân nhắc là cần thiết để đảm bảo cho lợi ích của công ty. Bởi vì tuyên bố một hợp đồng đang được thực hiện vô hiệu có thể còn gây thiệt hại cho lợi ích của công ty. Trong thực tiễn thi hành thì hầu hết các trường hợp, Ban giám đốc công ty đợi khi đạt được sự thông qua của HĐQT trước khi thực hiện các giao dịch giữa công ty với người có liên quan để tránh vi phạm trình tự luật pháp gây khó khăn cho quyết định của Ban giám đốc.

Ngoài ra, pháp luật của Cộng hòa Pháp còn cấm một số giao dịch nhất định giữa công ty với người có liên quan của công ty, đáng chú ý là giao dịch công ty cho người quản lý vay tiền hoặc giao dịch bảo đảm tiền vay (Điều L223 - 22) [42]. Tuy nhiên, giao dịch cho vay với các cổ đông thì lại không bị cấm bất kể cổ đông là cá nhân hay tổ chức miễn là được sự thông qua của HĐQT và các cổ đông [50, tr.65].

Nếu một giao dịch giữa công ty với người có liên quan không được xem xét bởi HĐQT và ĐHĐCĐ thì pháp luật của Cộng hòa Pháp cho phép khởi tố vụ án hình sự đối với người chiếm đoạt tài sản công ty. Điều khoản này quy định thành viên HĐQT, giám đốc không được sử dụng tài sản của công ty, với dụng ý xấu, theo cách mà họ biết rằng đi ngược lại với lợi ích của công ty, vì mục đích cá nhân hoặc vì lợi ích của công ty khác mà họ có lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp [50, tr.65]. Cổ đông thiểu số có thể tham gia tố tụng đại diện, nghĩa là thay mặt công ty để bắt đầu quy trình tố tụng hình sự và yêu cầu bồi thường thiệt hại về dân sự.

Kinh nghiệm của Pháp đã gợi mở cho Việt Nam ba vấn đề. Thứ nhất, trong các công ty có cấu trúc sở hữu tập trung thì các cổ đông sở hữu từ 10% cổ phần phổ thông của công ty trở lên thì giao dịch với các đối tượng này phải kiểm soát; Thứ hai, các giao dịch giữa công ty với người có liên quan nếu không tuân theo trình tự, thủ tục giao kết thì không đương nhiên bị vô hiệu. Giao dịch vẫn có thể được thực hiện theo thủ tục thông qua sau và phát sinh hiệu lực nếu được cơ quan có thẩm quyền của doanh nghiệp thông qua theo tỷ lệ được quy định bởi Điều lệ công ty. Bởi vì, đôi khi việc Tòa án tuyên bố một giao dịch đang được thực hiện vô hiệu khi không tuân theo thủ tục giao kết có thể bất lợi cho công ty. Thứ ba, quy định về tố

tụng đại diện cho phép cổ đông thay mặt công ty để khởi kiện trong trường hợp công ty không đứng ra khởi kiện cũng là sự gợi mở cho các nhà lập pháp Việt Nam.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về kiểm soát giao dich giữa công ty với người có liên quan (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)