CÁC ĐẶC TRƯNG TRONG TỔ CHỨC, QUẢN LÝ CỦA DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM TÁC ĐỘNG ĐẾN CƠ CHẾ KIỂM SOÁT GIAO

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về kiểm soát giao dich giữa công ty với người có liên quan (Trang 67 - 69)

4. Cơ sở lý thuyết, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu đặt ra khi nghiên cứu đề tà

1.6.CÁC ĐẶC TRƯNG TRONG TỔ CHỨC, QUẢN LÝ CỦA DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM TÁC ĐỘNG ĐẾN CƠ CHẾ KIỂM SOÁT GIAO

NGHIỆP Ở VIỆT NAM TÁC ĐỘNG ĐẾN CƠ CHẾ KIỂM SOÁT GIAO DỊCH GIỮA CÔNG TY VỚI NGƯỜI CÓ LIÊN QUAN

Mỗi một quốc gia đều có những đặc điểm riêng về kinh tế, truyền thống pháp lý và văn hóa. Những đặc điểm này đều ảnh hưởng tới cơ chế quản trị doanh nghiệp nói chung và quy định pháp luật về kiểm soát giao dịch giữa công ty với người có liên quan nói riêng. Những yếu tố đặc trưng của Việt Nam có ảnh hưởng đến quy định pháp luật về kiểm soát giao dịch giữa công ty với người có liên quan sau có ý nghĩa trong việc hoàn thiện pháp luật về kiểm soát giao dịch giữa công ty với người có liên quan:

Một là, về cơ cấu sở hữu, hầu hết các công ty ở Việt Nam là các doanh nghiệp nhỏ và có cơ cấu sở hữu tập trung. Quyền sở hữu vốn góp, cổ phần chỉ tập trung trong tay một số cổ đông và chủ yếu là các thành viên trong gia đình. Theo thống kê, cấu trúc sở hữu của 100 doanh nghiệp có giá trị vốn hóa lớn nhất trên hai sàn chứng khoán Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 cho thấy, tỉ lệ nắm giữ cổ phần bình quân của 10 cổ đông lớn nhất trong các công ty là 70% và của 5 cổ

đông lớn nhất là 61%. Nếu xét đến tất cả các công ty trên sàn, tức là bao gồm cả

những công ty có quy mô nhỏ hơn, mức độ tập trung sở hữu này sẽ lớn hơn nhiều, vì đa phần các công ty niêm yết quy mô nhỏ đều đi lên từ công ty gia đình mà trong

đó, người sở hữu cũng đồng thời nắm quyền kiểm soát. Điều này cho thấy cấu trúc

sở hữu của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam là rất tập trung [12]. Ngoài ra, từ đầu những năm 1990, và đặc biệt là 10 năm vừa qua, nhiều doanh nghiệp nhà nước đã được chuyển đổi thành các CTCP, công ty TNHH một thành viên, trong đó nhà nước nắm giữ đa số vốn. Tại nhiều doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa, nhà nước vẫn nắm giữ 51% số vốn và thực hiện vai trò kiểm soát của mình thông qua ĐHĐCĐ và các thành viên HĐQT đại diện cho nguồn vốn của Nhà nước trong HĐQT của công ty. Các nghiên cứu về tác động của cơ cấu sở hữu tập trung đến hành vi của các cổ đông đã chỉ ra rằng việc tập trung quyền bỏ phiếu trong tay một số ít người đồng nghĩa với sự can thiệp vào các quyết định của công ty nhanh hơn, dễ dàng hơn nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ [40, tr.239]. Trong các công ty có các cổ đông lớn thì khả năng các cổ đông lớn sẽ “quên

đi” lợi ích của công ty để thay bằng lợi ích của cá nhân mình thông qua các giao

dịch tư lợi hoặc giao dịch nội gián. Thực quyền trong công ty dồn về các cổ đông lớn có thể liên kết để thao túng công ty. Vì vậy, cơ cấu sở hữu tập trung ở Việt Nam phản ánh hệ thống pháp luật thiếu các quy định bảo vệ cổ đông thiểu số và minh bạch hóa thông tin.

Hai là, cấu trúc quản trị nội bộ của công ty ở Việt Nam, nhìn chung, không phải là cấu trúc hội đồng một tầng gồm có ĐHĐCĐ và Ban giám đốc theo luật công ty của các nước Anh – Mỹ, cũng không phải cấu trúc hai tầng như mô hình của luật

Đức gồm có ĐHĐCĐ, Ban Kiểm soát và HĐQT, trong đó quyền điều hành được

giao cho hai cơ quan là Ban Kiểm soát và HĐQT như một thiết chế hai tầng mà Ban kiểm soát nằm ở tầng trên. Nó có vẻ là cấu trúc mang tính pha trộn giữa hai mô hình nói trên [9]. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý nội bộ công ty ở Việt Nam gồm có

ĐHĐCĐ, HĐQT, Ban Kiểm soát, Giám đốc/Tổng giám đốc. Mô hình này có cơ quan giám sát hoạt động của Giám đốc và HĐQT là Ban kiểm soát. Khác với Ban Kiểm soát ở mô hình quản trị hai tầng do ĐHĐCĐ lựa chọn và có quyền chọn, bổ nhiệm, cách chức các thành viên HĐQT, không những thế, Ban kiểm soát còn có quyền tham gia trực tiếp vào việc đưa ra quyết định quan trọng trong việc quản trị công ty và giám sát các công việc của HĐQT như ở nước Đức thì Ban kiểm soát trong các CTCP của Việt Nam chỉ có duy nhất nhiệm vụ giám sát công tác quản lý, điều hành của HĐQT. Tuy nhiên trên thực tế, hiệu quả hoạt động của Ban kiểm soát ở nước ta còn chưa cao khi mà (i) vẫn còn tâm lý xem thường vị trí của nó trong các thành viên, cổ đông và người quản lý công ty, (ii) phần lớn thành viên Ban kiểm soát là người lao động, dưới quyền quản lý- điều hành của những người mà họ có bổn phận giám sát.

Ba là, không có sự phân chia rành mạch giữa quyền sở hữu và quyền quản lý. Xét trên phương diện lịch sử phát triển, Việt Nam là nước có nền kinh tế mới chuyển đổi từ năm 1986 cho đến nay. Các doanh nghiệp của Việt Nam còn non trẻ, quy mô của nhiều công ty còn khiêm tốn với số vốn chủ sở hữu và số lượng thành viên tương đối ít. Tuyệt đại đa số các công ty tư nhân là các công ty gia đình với các thành viên, cổ đông chủ yếu là những người thân thích với nhau. Khi thiết lập bộ máy quản trị, các thành viên, cổ đông Việt Nam có xu hướng rõ ràng là tìm người thân quen, các vị trí quản trị đôi khi được sắp xếp không phải theo năng lực lãnh đạo mà theo cơ cấu vốn góp của các thành viên và quan hệ cá nhân. Phần lớn các thành viên, cổ đông góp số vốn lớn cũng đồng thời là Tổng giám đốc của công ty và là thành viên trong HĐQT. Việc Tổng giám đốc đồng thời là chủ tịch HĐQT không phải là chuyện hiếm hoi tại các CTCP ở Việt Nam. Việc không phân tách giữa quyền sở hữu và quyền quản lý sẽ dẫn đến sự thiếu trách nhiệm và những yếu kém trong cơ chế giám sát (các cổ đông nắm giữ đa số vốn lại giám sát chính bản thân mình khi họ đảm nhận các chức vụ là thành viên HĐQT và Ban giám đốc của công ty). Thực tế, quản trị doanh nghiệp còn là khái niệm mới mẻ ở Việt Nam và thực tiễn cho thấy quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung cũng như việc kiểm soát

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về kiểm soát giao dich giữa công ty với người có liên quan (Trang 67 - 69)