Các nguyên tắc của nền kinh tế thị trường và yêu cầu về kiểm soát giao dịch giữa công ty với người có liên quan

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về kiểm soát giao dich giữa công ty với người có liên quan (Trang 125 - 128)

c. Đối với công ty cổ phần

3.1.1. Các nguyên tắc của nền kinh tế thị trường và yêu cầu về kiểm soát giao dịch giữa công ty với người có liên quan

3.1. CÁC YẾU TỐ CẦN ĐƯỢC ĐẢM BẢO KHI HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT GIAO DỊCH GIỮA CÔNG TY VỚI NGƯỜI CÓ LUẬT VỀ KIỂM SOÁT GIAO DỊCH GIỮA CÔNG TY VỚI NGƯỜI CÓ LIÊN QUAN

3.1.1. Các nguyên tắc của nền kinh tế thị trường và yêu cầu về kiểm soát giao dịch giữa công ty với người có liên quan giao dịch giữa công ty với người có liên quan

Các nguyên lý cơ bản, phổ biến của kinh tế thị trường được thừa nhận rộng rãi ở trên thế giới, chi phối sự vận hành của nền kinh tế và từ đó, tác động vô cùng lớn đến toàn bộ hoạt động xã hội, trong đó có hoạt động quản lý. Có những thời điểm, khoa học chính trị và kinh tế xã hội chủ nghĩa coi kinh tế thị trường là sản phẩm của chủ nghĩa tư bản, là nơi hàng ngày hàng giờ đẻ ra sự bóc lột, sự thống trị kiểu “cá lớn nuốt cá bé”. Nói về kinh tế thị trường là điều cấm kị trong suốt thời gian dài ở Việt Nam trước thời kỳ đổi mới. Dĩ nhiên, thực tế trên vẫn chưa rời bỏ tư duy của nhiều người trong đó có những nhà lập pháp và hoạch định chính sách. Tuy nhiên, với những diễn biến trong đời sống kinh tế, xã hội của Việt Nam trong thập kỷ vừa qua, nhất là việc Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), việc các nhà lãnh đạo Việt Nam trong các chuyến thăm chính thức các quốc gia khác đều mang theo đề nghị nước chủ nhà công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường thì

đã đến lúc những người soạn thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi cần tiếp cận đầy đủ

hơn những nguyên lý cơ bản, phổ biến của kinh tế thị trường và đòi hỏi của nó trong hoạt động soạn thảo mảng pháp luật quan trọng này [11].

Kinh tế thị trường được nghiên cứu từ nhiều góc độ và bởi rất nhiều trường phái khác nhau. Những nghiên cứu về kinh tế thị trường đề cập đến nhiều vấn đề trong đó sự chú ý đặc biệt dành cho những nguyên lý của kinh tế thị trường. Mỗi công trình nghiên cứu đều đưa ra những nguyên lý với những điểm nhấn khác nhau tùy thuộc vào góc độ nghiên cứu, phân tích. Tuy nhiên, các nghiên cứu đều thống nhất đưa ra một số nguyên lý cơ bản sau về quản trị xã hội trong kinh tế thị trường [23]:

- Quyền của cá nhân (individual rights). Nguyên lý này thể hiện triết lý là mỗi người trong chúng ta được tạo hóa sinh ra với những quyền cá nhân giống nhau

trong việc kiểm soát và bảo vệ cuộc sống, tự do, tài sản và tham gia tự nguyện vào các giao dịch hợp đồng.

- Chính quyền tối thiểu (Limited Goverment). Nguyên lý này đòi hỏi chính quyền được xây dựng chỉ để đảm bảo quyền cá nhân và quyền lực của nó phái sinh hợp đúng đắn với sự chấp thuận của những người bị điều tiết.

- Bình đẳng về công lý trước pháp luật (Equal justice under Law) đòi hỏi chính quyền phải đối xử bình đẳng, không khen thưởng cho sự thất bại và không trừng phạt sự thành công.

- Quyền hạn cho cơ sở hay phi tập trung hóa (Subsidiarity) đòi hỏi những vấn đề về quản trị, kiểm soát của chính quyền cần phải trao cho cấp thấp nhất có thể.

- Trật tự tự nhiên (Spontaneous order) có nghĩa là khi quyền cá nhân được tôn trọng thì cạnh tranh không bị chi phối sẽ tối đa hóa lợi ích của xã hội thông qua việc cung cấp hàng hóa dịch vụ tốt nhất với giá thấp nhất.

- Quyền tài sản (Property rights) hàm nghĩa rằng sở hữu cá nhân là phương thức hiệu quả nhất cho việc sử dụng ổn định nguồn lực.

- Nguyên tắc vàng (The Golden Rules) hàm nghĩa xử sự trung thực với người khác mới được đòi hỏi sự trung thực từ họ.

Trong số các nguyên lý trên, những nguyên lý quan trọng ảnh hưởng đến quy định pháp luật về kiểm soát giao dịch giữa công ty với người có liên quan như: nguyên tắc quyền của cá nhân, nguyên tắc chính quyền tối thiểu, nguyên tắc quyền về tài sản.

Một là, nguyên tắc chính quyền tối thiểu thể hiện trong quản lý và hoạt động của doanh nghiệp nói chung cũng như trong việc kiểm soát giao dịch giữa công ty với người có liên quan nói riêng đòi hỏi chính quyền can thiệp đúng đắn với mức độ hạn chế hợp lý để doanh nghiệp có thể tự điều tiết hoạt động của mình. Cụ thể, cần phải hạn chế sự can thiệp của các cơ quan chức năng vào hoạt động quản trị công ty nói chung và hoạt động kiểm sát giao dịch giữa công ty với người có liên quan nói riêng. Nguyên tắc này đòi hỏi pháp luật nhường quyền điều chỉnh vấn đề này cho công ty. Các công ty được chủ động điều chỉnh các quan hệ liên quan đến giao dịch của mình với người có liên quan trong Điều lệ công ty, từ việc xác định ai là “người có liên quan”, cơ quan có thẩm quyền xác lập giao dịch, quyền quyết định giao dịch với người có liên quan. Hiện nay, các quy định pháp luật về kiểm soát giao dịch giữa công ty với người có liên quan chủ yếu là các điều khoản mang tính cưỡng chế

mà không cho phép doanh nghiệp tùy nghi thỏa thuận trong Điều lệ, trừ quy định xác định giá trị giao dịch được thông qua tại ĐHĐCĐ hay HĐQT trong CTCP. Bên cạnh quy định “cứng” của pháp luật mà pháp luật thấy rằng cần phải kiểm soát để ngăn ngừa yếu tố tư lợi thì pháp luật cũng nên để một khoảng trống để công ty thỏa thuận phù hợp với tổ chức, quản lý công ty mình.Một môi trường đầu tư thuận lợi

nằm ở việc tôn trọng quyền của nhà đầu tư khi luật pháp được áp dụng. Nội dung

của nguyên tắc này đòi hỏi pháp luật phải có nhiều quy định tùy nghi cho Điều lệ liên quan đến:

- Xác định diện những người được coi là có liên quan bao gồm nhưng không hạn chế trong quy định của pháp luật. Các bên có liên quan có thể có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với công ty thông quan những người có quyền quản lý hoặc có ảnh hưởng (chi phối) đến những người có quyền quyết định kinh doanh tại công ty. Các giao dịch giữa công ty với người có liên quan rất đa dạng trên thực tế. Do đó, tùy theo điều kiện cụ thể, Điều lệ công ty có thể quy định bổ sung thêm “danh mục” những người có liên quan; qua đó, mở rộng thêm loại giao dịch có khả năng chứa đựng xung đột lợi ích cần xem xét và giám sát.

- Điều lệ công ty có quyền quy định về thẩm quyền thông qua giao dịch tại ĐHĐCĐ hay HĐQT của công ty tùy theo giá trị của giao dịch giữa công ty với người có liên quan. Nếu các cổ đông thấy rằng họ đã trao quyền quản lý cho HĐQT và tin tưởng vào HĐQT thì các cổ đông có quyền thỏa thuận trong Điều lệ công ty

và đó là quyền của họ. Nếu pháp luật quy định cứng về mức giá trị của giao dịch

phải thuộc thẩm quyền quyết định của ĐHĐCĐ thì rất có thể quyết định này sẽ ảnh hưởng đến sự gia tăng chi phí quản lý, lãng phí về thời gian và công sức của các cổ đông.

- Nguyên tắc này cũng đòi hỏi pháp luật không quy định cứng nhắc là giao dịch giữa công ty với người có liên quan đương nhiên bị vô hiệu nếu không tuân thủ về thủ tục giao kết khi các thành viên, cổ đông trong công ty thông qua các cơ quan quản lý trong công ty có quyết định khácnhư thủ tục thông qua sau hoặc nhấn mạnh tính thiện chí, trung thực của việc thông qua giao dịch và tính công bằng của giao dịch để cho rằng giao dịch đó vẫn có hiệu lực.

Hai là, nguyên tắc quyền của cá nhân trong quy định pháp luật về kiểm soát

giao dịch giữa công ty với người có liên quan đòi hỏi quyền lợi của các thành viên, cổ đông trong công ty phải được pháp luật bảo vệ bằng các phương thức khác

nhau trong đó có phương thức khởi kiện ra cơ quan giải quyết tranh chấp để đảm bảo lợi ích của mình. Nguyên tắc này đòi hỏi khi người quản lý, các thành viên,

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về kiểm soát giao dich giữa công ty với người có liên quan (Trang 125 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)