Hoàn thiện quy định pháp luật về trách nhiệm đối với người có hành vi vi phạm trong thủ tục kiểm soát giao dịch giữa công ty với người có liên quan

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về kiểm soát giao dich giữa công ty với người có liên quan (Trang 145 - 146)

c. Đối với công ty cổ phần

3.2.1.4.Hoàn thiện quy định pháp luật về trách nhiệm đối với người có hành vi vi phạm trong thủ tục kiểm soát giao dịch giữa công ty với người có liên quan

phạm trong thủ tục kiểm soát giao dịch giữa công ty với người có liên quan

Việc quy định các hình thức chế tài (dân sự, hành chính, hình sự) phù hợp là một trong những hình thức cưỡng chế thực thi giao dịch giữa công ty với người có liên quan. Người có liên quan với công ty luôn phải chịu sự giám sát và có thể phải chịu trách nhiệm hành chính hoặc hình sự tùy vào mức độ của hành vi vi phạm và thiệt hại nếu cố tình giao kết giao dịch với công ty để trục lợi. Đây là cơ chế giám sát để thực hiện giao dịch giữa công ty với người có liên quan một cách có hiệu quả.

Thứ nhất, về trách nhiệm dân sự

Luật Doanh nghiệp cần xác định rõ hành vi vi phạm trong việc kiểm soát giao dịch thuộc về ai thì người đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà không nên quy

định chung chung người đại diện theo pháp luật, cổ đông, thành viên, người quản lý

doanh nghiệp có liên quan phải bồi thường thiệt hại phát sinh vì trong nhiều trường hợp họ không có lỗi. Ví dụ thành viên HĐQT không công khai doanh nghiệp họ có vốn góp chi phối để người đại diện theo pháp luật ký kết hợp đồng được biết khi xác lập giao dịch thì người đại diện theo pháp luật không có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại phát sinh.

Thứ hai, về xử lý vi phạm hành chính

Việc thiếu vắng hoàn toàn các quy định về xử lý vi phạm hành chính đối với người có liên quan không tuân theo thủ tục giao kết giao dịch giữa công ty với người có liên quan hiện nay là một khoảng trống pháp lý. Pháp luật xử lý vi phạm hành chính cần thiết phải bổ sung các hành vi vi phạm phải chịu chế tài liên quan đến việc kiểm sát giao dịch giữa công ty với người có liên quan như sau:

(i) Người đại diện theo pháp luật của công ty không thực hiện quy định về công khai giao dịch đến cơ quan có thẩm quyền thông qua giao dịch như HĐTV (công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên), ĐHĐCĐ, HĐQT (CTCP), những người có thẩm quyền quyết định giao dịch (công ty TNHH một thành viên là tổ chức);

(ii) Thành viên HĐQT, thành viên Ban kiểm soát, giám đốc, Tổng giám đốc, các cổ đông sở hữu cổ phần chi phối, các thành viên sở hữu phần vốn góp chi phối

không công khai hóa lợi ích có liên quan, ví dụ như không công khai công ty mà họ và người có quan hệ thân thích với họ sở hữu cổ phần hoặc có phần vốn góp;

(iii) Người quản lý doanh nghiệp và các cổ đông sở hữu cổ phần chi phối, các thành viên sở hữu phần vốn góp chi phối không công khai những người thân thích của họ từ cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đẻ, con nuôi của họ.

(iv) Người có liên quan có quan hệ trực tiếp với công ty không công khai về giao dịch giữa công ty với người có quan hệ liên quan có mối quan hệ với họ như những người thân thích, những doanh nghiệp mà họ và những người thân thích của họ có phần vốn góp, cổ phần chi phối.

(vi) Các thành viên HĐQT hoặc Giám đốc (Tổng giám đốc) cố tình phê duyệt

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về kiểm soát giao dich giữa công ty với người có liên quan (Trang 145 - 146)