Hoàn thiện các quy định pháp luật về nhận diện giao dịch giao dịch giữa công ty với người có liên quan cần kiểm soát

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về kiểm soát giao dich giữa công ty với người có liên quan (Trang 136 - 139)

c. Đối với công ty cổ phần

3.2.1.1. Hoàn thiện các quy định pháp luật về nhận diện giao dịch giao dịch giữa công ty với người có liên quan cần kiểm soát

giữa công ty với người có liên quan cần kiểm soát

Nhận diện giao dịch giữa công ty với người có liên quan cần kiểm soát có ý nghĩa rất lớn đối với việc hạn chế tình trạng lạm dụng quyền lực công ty và tình trạng vụ lợi. Những hạn chế của pháp luật hiện hành và phân tích các yêu cầu của quản trị doanh nghiệp trong kinh tế thị trường cho thấy cần có những giải pháp sau đây nhằm khắc phục tình trạng này.

Thứ nhất, về cách tiếp cận và cơ cấu các điều luật quy định về người có liên quan và giao dịch giữa công ty với người có liên quan trong từng loại hình doanh nghiệp trong Luật Doanh nghiệp năm 2005, Luật Doanh nghiệp năm 2014. Theo quy định của phần giải thích từ ngữ thì “người có liên quan” được hiểu là “người có liên quan” với công ty nhưng ở những quy định riêng trong các loại hình doanh nghiệp thì “người có liên quan” lại hiểu là “người có liên quan” với cá nhân có quan hệ trực tiếp với doanh nghiệp. Như vậy, cần phải quy định lại để thống nhất cách hiểu theo hướng “người có liên quan” trong quan hệ với công ty. Phần giải thích từ ngữ về “người có liên quan” nên quy định theo phương pháp liệt kê bao gồm nhưng không giới hạn các đối tượng được quy định và những trường hợp khác được coi là người có liên quan do Điều lệ công ty quy định. Tùy theo sự thỏa thuận của các thành viên, cổ đông trong doanh nghiệp mà những đối tượng được coi là có liên quan có thể được đưa vào để khi giao dịch giữa công ty với những đối tượng này sẽ được doanh nghiệp kiểm soát chặt chẽ.

Những quy định cụ thể về giao dịch giữa công ty với người có liên quan cần được kiểm soát trong các loại hình công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty TNHH một thành viên là tổ chức, CTCP nên quy định trực tiếp luôn là giao dịch giữa công ty với người có liên quan đã được đưa vào phần giải thích từ ngữ và một số đối tượng đặc thù khác của từng doanh nghiệp (nếu có), không nên đi theo hướng liệt kê lại như Luật Doanh nghiệp năm 2005 hiện nay và Luật Doanh nghiệp năm 2014 có hiệu lực thi hành vào ngày 1/7/2015 tới. Với cách quy định như hiện nay thì sẽ không có tính liên kết, tính thống nhất trong quy định về kiểm soát giao dịch giữa công ty với người có liên quan trong Luật Doanh nghiệp.

Luật Chứng khoán năm 2006 và Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 tiếp cận người có liên quan trong quan hệ với cá nhân. Quy định này không dễ hiểu và dễ vận dụng, ngoài ra lại không thống nhất với Luật Doanh nghiệp năm 2005. Do đó, nên sửa đổi người có liên quan theo hướng người có liên quan với doanh nghiệp để thống nhất cách hiểu như Luật Doanh nghiệp.

Thứ hai, quy định cụ thể về người có liên quan trong phần giải thích từ ngữ của luật doanh nghiệp.

Quy định về người có liên quan trong luật doanh nghiệp sửa đổi bao gồm nhưng không giới hạn ở những trường hợp sau, có nghĩa là Luật doanh nghiệp đề xuất danh sách “cứng”, danh sách bổ sung do công ty tự thỏa thuận trong Điều lệ phụ thuộc vào tình hình thực tế từng công ty

(i) Nhóm người có quan hệ trực tiếp với công ty - Công ty mẹ;

- Công ty con;

- Thành viên sở hữu phần vốn góp đáng kể, cổ đông sở hữu phần vốn góp lớn (tỷ lệ vốn góp được coi là đáng kể, có thể ảnh hưởng đến việc ra quyết định của công ty do Điều lệ công ty quy định)

- Người quản lý doanh nghiệp

(ii) Nhóm người có quan hệ gián tiếp với công ty: thông qua mối quan hệ với nhóm người có quan hệ trực tiếp với công ty

- Những người thân thích của người quản lý doanh nghiệp, thành viên có phần vốn góp chi phối, cổ đông sở hữu cổ phần chi phối. Những người thân thích có thể

kể đến như cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đẻ, con

- Những doanh nghiệp mà người thân thích trên có sở hữu phần vốn góp hoặc cổ phần chi phối việc ra quyết định trong các doanh nghiệp đó.

- Những doanh nghiệp mà thành viên có vốn góp chi phối, cổ đông có cổ phần chi phối sở hữu phần vốn góp, cổ phần chi phối trong các doanh nghiệp đó.

- Những doanh nghiệp mà người quản lý, thành viên, cổ đông sở hữu cổ phần chi phối, người thân thích của họ là người quản lý doanh nghiệp.

Những trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định. Điều lệ công ty có thể mở rộng đối tượng người thân thích như con dâu, con rể, bố mẹ vợ, bố mẹ chồng, giám đốc giấu mặt, người quản lý công ty mẹ, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ, người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sở hữu từ chi phối … những đối tượng mà công ty cho rằng có thể có xung đột lợi ích khi tham gia giao dịch dẫn đến lợi ích bị san sẻ.

Chuẩn mực kế toán giữa công ty với người có liên quan số 26 được ban hành kèm theo Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế số 24. Để tương thích hơn với chuẩn mực quốc tế và phù hợp với Luật Doanh nghiệp năm 2005 về giao dịch giữa công ty với người có liên quan cần kiểm soát, cần phải bổ sung vào Chuẩn mực kế toán số 26 những trường hợp được coi là người có liên quan như: (i) Có sở hữu vốn trong công ty dẫn đến việc có ảnh hưởng đáng kể tới công ty đó; (ii) có quyền đồng kiểm soát đối với công ty đó.

Trong lĩnh vực pháp luật chứng khoán, chỉ quy định đặc thù về người có liên quan, giao dịch giữa công ty với người có liên quan cần kiểm soát như các cổ đông lớn hoặc các quy định cấm một số loại giao dịch với một số đối tượng người có liên quan nhất định. Điều lệ mẫu và Quy chế quản trị công ty áp dụng cho các công ty đại chúng cũng cần hiểu thống nhất về người có liên quan theo Luật Chứng khoán năm 2006, không như quy định hiện hành là Điều lệ Mẫu thì khái niệm người có liên quan lại theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, trong khi đó Quy chế quản trị công ty quy định người có liên quan hiểu theo Luật Chứng khoán năm 2006 mà cả hai văn bản này đều đề cập đến thủ tục kiểm soát giao dịch giữa công ty với người có liên quan. Như vậy, cần phải sửa đổi lại Điều lệ Mẫu dẫn chiếu quy định người có liên quan theo Luật chứng khoán năm 2006 mới chính xác.

Thứ ba, quy định về giao dịch giữa công ty với người có liên quan được kiểm

Luật doanh nghiệp được sửa đổi chỉ nên qui định về các giao dịch với người có liên quan cần được kiểm soát mà không đề cập đến các hợp đồng như các Điều

59, Điều 75, Điều 120 Luật Doanh nghiệp năm 2005. Các giao dịch đương nhiên

bao hàm cả hợp đồng. Hạn chế này vẫn lặp lại ở Luật Doanh nghiệp năm 2014. Mặt khác, Luật Doanh nghiệp năm 2005 nên quy định chung về tiêu chí xác định người có liên quan nhằm đảm bảo tính thống nhất của pháp luật về vấn đề này. Tuy nhiên, do mỗi loại công ty có những đặc thù riêng về quản trị công ty, về cơ cấu vốn, về vai trò của thành viên HĐQT nên pháp luật doanh nghiệp nên dành các qui định cụ thể về người có liên quan, giao dịch với người có liên quan cần được kiểm soát cho

điều lệ của các công ty. Điều lệ của mỗi công ty căn cứ vào những qui định chung

của pháp luật sẽ qui định cụ thể các tiêu chí xác định người liên quan, các loại giao dịch cần kiểm soát khi được ký với người liên quan.

Quy định về nhận diện giao dịch giữa công ty với người có liên quan trong từng loại hình doanh nghiệp chỉ quy định dẫn chiếu đến phần giải thích từ ngữ và những đặc thù về tổ chức của doanh nghiệp đó (nếu có) để đảm bảo sự thống nhất và tương thích trong cùng văn bản pháp luật. Đối với các lĩnh vực đặc thù như pháp luật chứng khoán, pháp luật tín dụng ngân hàng, chỉ quy định nhận diện giao dịch giữa công ty với người có liên quan thể hiện đặc thù riêng trong lĩnh vực đó. Pháp luật về chứng khoán cần phải bổ sung giao dịch giữa công ty với người có liên quan cần kiểm soát để kết nối với khái niệm người có liên quan. Pháp luật về tín dụng ngân hàng cũng cần bổ sung quy định về giao dịch giữa công ty với người có liên quan cần kiểm soát cụ thể, rõ ràng hơn về yêu cầu công khai giao dịch và nguyên tắc thông qua giao dịch không được tính đến lá phiếu của người có liên quan như hiện nay.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về kiểm soát giao dich giữa công ty với người có liên quan (Trang 136 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)