0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (166 trang)

Yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT GIAO DICH GIỮA CÔNG TY VỚI NGƯỜI CÓ LIÊN QUAN (Trang 58 -58 )

4. Cơ sở lý thuyết, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu đặt ra khi nghiên cứu đề tà

1.3.2.1. Yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu

Để bảo vệ quyền lợi của công ty và các thành viên, cổ đông trong công ty thì vấn đề trước tiên mà tòa án phải can thiệp là vô hiệu hóa giao dịch giữa công ty với người có liên quan. Cụ thể, tòa án có thể tuyên giao dịch vô hiệu khi việc thông qua

được xác định là có gian lận hoặc không có thiện chí hoặc không cẩn trọng hoặc

không công bằng hoặc có liên quan đến xung đột lợi ích hoặc giao dịch không được thông qua theo thủ tục pháp luật quy định và gây thiệt hại cho công ty. Những tiêu chí này đã bao hàm được tất cả những vi phạm về nghĩa vụ của người được ủy thác cũng như vi phạm về trình tự, thủ tục giao kết giao dịch giữa công ty với người có liên quan.

Pháp luật của các quốc gia khác nhau tiếp cận vấn đề này cũng khác nhau. Pháp luật của Vương quốc Anh, Cộng hòa Pháp không đương nhiên cho rằng giao dịch giữa công ty với người có liên quan không tuân thủ theo trình tự, thủ tục giao kết bị vô hiệu mà chỉ bị vô hiệu theo yêu cầu của công ty. Việc tuyên bố một giao dịch đang được thực hiện bị vô hiệu có thể gây ra thiệt hại cho công ty nếu như giao dịch đó vẫn tuân theo các quy luật của thị trường và cần thiết cho công ty. Pháp luật của các nước này cho phép cơ chế thông qua sau, nghĩa là nếu các cổ đông đồng ý, sau khi thực hiện thủ tục thông qua sau tại HĐTV, ĐHĐCĐ thì giao dịch giữa công ty với người có liên quan lại có hiệu lực.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT GIAO DICH GIỮA CÔNG TY VỚI NGƯỜI CÓ LIÊN QUAN (Trang 58 -58 )

×