c. Đối với công ty cổ phần
2.1.2.1 Quy định pháp luật về công khai hóa giao dịch giữa công ty với người có liên quan
người có liên quan
Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định người đại diện theo pháp luật có nghĩa vụ công khai hóa giao dịch giữa công ty với người có liên quan đến các chủ thể có thẩm quyền quyết định giao dịch (Điều 59, Điều 75, Điều 120).
Người đại diện theo pháp luật của công ty phải gửi đến các thành viên HĐTV (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên), các thành viên HĐTV hoặc chủ tịch công ty, giám đốc/Tổng giám đốc, các thành viên Ban Kiểm soát (đối với công ty TNHH một thành viên là tổ chức), các thành viên HĐQT hoặc ĐHĐCĐ (đối với CTCP) dự thảo hơp đồng hoặc những nội dung chính của hợp đồng.
Tuy nhiên, nếu chỉ quy định nghĩa vụ công khai hóa của người đại diện theo pháp luật là chưa đủ bởi vì người có liên quan với công ty có quan hệ trực tiếp với doanh nghiệp là người hiểu biết rõ nhất về giao dịch họ dự định xác lập với công ty hoặc những người có quan hệ với họ dự định xác lập với công ty. Nghĩa vụ công khai hóa giao dịch đáng lẽ phải xác định đến các đối tượng này trước đến người đại diện theo pháp luật thì người đại diện theo pháp luật mới có thể công khai hóa đến những người có thẩm quyền phê duyệt giao dịch. Pháp luật doanh nghiệp cần phải bổ sung về nghĩa vụ công khai giao dịch của người có liên quan có quan hệ trực tiếp với doanh nghiệp đến người đại diện theo pháp luật hoặc HĐTV, HĐQT của công ty.
Pháp luật chứng khoán đã quy định rất rõ ràng về nghĩa vụ công khai giao dịch của người quản lý như sau: Thành viên HĐQT, thành viên Ban Kiểm soát, giám đốc (Tổng giám đốc) điều hành và cán bộ quản lý khác có nghĩa vụ thông báo cho HĐQT các giao dịch giữa công ty, công ty con, công ty do công ty đại chúng nắm quyền kiểm soát với chính thành viên đó hoặc với những người có liên quan tới thành viên đó theo quy định của pháp luật. Công ty đại chúng phải thực hiện công bố thông tin về nghị quyết ĐHĐCĐ hoặc nghị quyết HĐQT thông qua các giao dịch nêu trên trong thời hạn hai mươi bốn (24) giờ trên trang thông tin điện tử của công ty và báo cáo Uỷ ban chứng khoán nhà nước. (Khoản 3 Điều 23 Thông tư 121/2012/TT-BTC quy định về quản trị công ty áp dụng cho các công ty đại chúng). Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, nội dung yêu cầu công khai có thể là toàn bộ dự thảo giao dịch hoặc nội dung chủ yếu của giao dịch. Việc đánh giá giao dịch đó có thể phát sinh tư lợi hay không thì nếu chỉ dựa vào nội dung giao dịch có thể
chưa đủ mà cần phải dựa vào các nội dung liên quan khác như mối liên quan của người đó với công ty như thế nào, các lợi ích mà người có liên quan có thể đạt được. Hơn nữa, nội dung của dự thảo giao dịch và nội dung của giao dịch có thể là khác nhau. Đôi khi, nếu quy định chưa rõ ràng là công khai dự thảo giao dịch, các bên vẫn có thể có các sửa đổi, bổ sung khác và điều này có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của công ty.
Pháp luật về chứng khoán ở nội dung này đã quy định chặt chẽ hơn đối với các công ty đại chúng. Trong Quy chế quản trị công ty áp dụng cho các công ty đại chúng, ngoài những yếu tố quan trọng về hợp đồng thì những mối quan hệ và lợi ích của cán bộ quản lý hoặc thành viên, Hội đồng quản trị phải báo cáo trước Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông tùy giá trị giao dịch. (Điểm a, b Khoản 4 Điều
35 Điều lệ Mẫu được ban hành trong phụ lục Thông tư 121/2014/TT-BTC ngày
26/7/2012). Ngoài những thông tin cơ bản của hợp đồng, những người có thẩm quyền quyết định xác lập giao dịch còn phải đánh giá các thông tin liên quan khác để xác định có hay không có việc lợi ích bị sẻ chia từ việc thực hiện hợp đồng. Quy định này chặt chẽ hơn và đã tiệm cận gần hơn với thông lệ quốc tế.
Về yêu cầu công khai giao dịch, pháp luật về tín dụng, ngân hàng hoàn toàn bỏ ngỏ, không quy định bởi vì Luật các tổ chức tín dụng không có quy định riêng về