Tính tương thích với pháp luật và thông lệ quốc tế về kiểm soát giao dịch giữa công ty với người có liên quan

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về kiểm soát giao dich giữa công ty với người có liên quan (Trang 129 - 131)

c. Đối với công ty cổ phần

3.1.3.Tính tương thích với pháp luật và thông lệ quốc tế về kiểm soát giao dịch giữa công ty với người có liên quan

bảo tính hệ thống, tính thống nhất. Hoạt động kiểm soát giao dịch giữa công ty với người có liên quan là một chuỗi các quy định nhằm giám sát, kiểm soát và xử lý hành vi vi phạm từ nhận diện giao dịch giữa công ty với người có liên quan cần kiểm soát, về trình tự, thủ tục xác lập giao dịch, về giám sát việc thực hiện trình tự, thủ tục xác lập giao dịch để phát hiện vi phạm, về giải quyết hậu quả pháp lý khi giao dịch không tuân theo thủ tục giao kết luật định, quyền khởi kiện của người có quyền lợi bị vi phạm và các hình thức trách nhiệm đặt ra đối với cá nhân để xảy ra hành vi vi phạm. Những vấn đề nào trong chuỗi các vấn đề trên còn chưa được quy định thì cần phải được luật hóa như xác định hiệu lực của giao dịch, quyền khởi kiện của thành viên, cổ đông công ty đối với người quản lý doanh nghiệp, thành viên, cổ đông chiếm phần vốn góp cổ phần chi phối, xác định trách nhiệm hành chính để xử lý hành chính đối với người quản lý để xảy ra hành vi vi phạm trong việc kiểm soát giao dịch giữa công ty với người có liên quan khi chưa đến mức phải xử lý về hình sự. Đây là những khoảng trống pháp luật trong khung pháp luật về kiểm soát giao dịch giữa công ty với người có liên quan ở Việt Nam.

3.1.3. Tính tương thích với pháp luật và thông lệ quốc tế về kiểm soát giao dịch giữa công ty với người có liên quan dịch giữa công ty với người có liên quan

Sự hội nhập quốc tế làm cho các quốc gia xích lại gần nhau trong mọi lĩnh vực, trong đó có pháp luật. Tiến trình hội nhập đòi hỏi mỗi quốc gia phải hài hòa các vấn đề của quốc gia mình cho tương thích với chuẩn mực chung đang được hầu hết các quốc gia trên thế giới thừa nhận. Việt Nam đang chủ động và tích cực tham gia hội nhập khu vực và quốc tế, bởi vậy, việc xem xét tính tương thích, sự hài hòa giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế là rất cần thiết. Trong lĩnh vực quản trị công ty nói chung và kiểm soát giao dịch giữa công ty với người có liên quan nói riêng, sự tương thích và phù hợp với thông lệ quốc tế đòi hỏi:

- Quy định pháp luật về xác định địa vị pháp lý, quyền và trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật phải đầy đủ, rõ ràng và cụ thể. Bởi vì, xác định nghĩa vụ pháp lý cho họ thì mới có thể quy được trách nhiệm khi để xảy ra hành vi vi phạm do không tuân thủ nghĩa vụ do pháp luật hoặc Điều lệ công ty quy định. Hiện nay, Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã hoàn thiện quy định này. Trong khi đó, vai

trò của người đại diện theo pháp luật trong việc kiểm soát giao dịch giữa công ty với người có liên quan có ý nghĩa quan trọng bởi vì bản thân họ là người có nghĩa vụ công khai các giao dịch giữa công ty với người có liên quan đến những người có thẩm quyền quyết định. Công khai hóa các giao dịch của những người có liên quan của mình với công ty là các giao dịch có nguy cơ xung đột lợi ích là một ứng xử thể hiện nghĩa vụ trung thành của người quản lý công ty nói chung, người đại diện theo pháp luật của công ty nói riêng. Đây là khâu đầu tiên trong quy trình kiểm soát giao dịch vì nếu không có việc công khai thông tin về giao dịch thì các thành viên, cổ

đông trong công ty hoặc HĐQT, Ban kiểm soát sẽ không nhận được thông tin về

giao dịch để giám sát. Chính vì vậy, đề cao trách nhiệm và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật đồng thời cũng quy định chế tài xử lý thỏa đáng đối với những người có hành vi vi phạm.

- Các thành viên, cổ đông trong công ty cần được đối xử công bằng trong việc tiếp cận các thông tin và phải có cơ chế giám sát một cách có hiệu quả và chất lượng của các thông tin được công bố. Đây là một trong những điều kiện quan trọng để các cổ đông có thể giám sát người quản lý công ty thực hiện nghĩa vụ của mình, từ đó phát hiện các hành vi vi phạm trong đó có việc không tuân theo thủ tục xác lập giao dịch giữa công ty với người có liên quan.

- Các quy định về cơ cấu thành viên HĐQT và cách thức hoạt động của HĐQT cần phải đảm bảo tính độc lập và chuyên nghiệp của HĐQT trong quản lý công ty; không để các cổ đông lớn thâu tóm quyền của HĐQT. Việc quy định về thành viên HĐQT độc lập và tỷ lệ số thành viên HĐQT độc lập trên số lượng thành viên HĐQT sẽ tăng cường tính độc lập của HĐQT và đồng nghĩa với tránh bị chi phối của các cổ đông lớn, các quyết định được đưa ra khách quan hơn cũng như tăng khả năng độc lập, giám sát hoạt động của Ban giám đốc. Trong việc thông qua giao dịch giữa công ty với người có liên quan tại HĐQT thì cơ cấu thành viên HĐQT độc lập rất cần thiết bởi vì nó đảm bảo được tính khách quan và độc lập trong quyết định.

- Cơ cấu, tiêu chuẩn và hoạt động của Ban Kiểm soát phải thể hiện được chức năng, vai trò là cơ quan giám sát độc lập. Ban kiểm soát phải có đủ năng lực, trình

độ chuyên môn nghề nghiệp và nguồn lực để thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo

quy định. Đặc biệt trong việc giám sát thực hiện các quy định pháp luật về kiểm soát giao dịch giữa công ty với người có liên quan. Sự giám sát của Ban kiểm soát

là một trong những kênh quan trọng để từ đó thông báo cho các thành viên, cổ đông và có biện pháp xử lý kịp thời.

- Giám sát thông tin về các bên có liên quan và giao dịch giữa công ty với các bên liên quan cần đầy đủ, rõ ràng hơn. Cụ thể những việc cần làm và ai làm những việc đó và làm như thế nào để kiểm sát giao dịch giữa công ty và người có liên quan một cách hiệu quả [4, tr.45]. Các công cụ và cơ chế kiểm soát giao dịch giữa công ty với các bên có liên quan cần cụ thể, dễ hiểu để có thể vận hành được trên thực tế. Như vậy mới có thể đảm bảo tính hợp lý và khả thi trong quy định pháp luật về

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về kiểm soát giao dich giữa công ty với người có liên quan (Trang 129 - 131)