6. Bố cục luận án
2.2.1. Quan niệm của Edgar H Schein
Chuỗi các công trình của Edgar H. Schein nghiên cứu về VHDN vào những năm 1970 thực hiện tại những công ty có tên tuổi tầm cỡ như HP, Motorola, Citibank… Schein đã đóng góp hàng loạt các phạm trù khái niệm, cấu trúc, thang đo, tác động của VHDN đối với người lao động. Theo Schein (1992), VHDN là một thuộc tính của doanh nghiệp khó thay đổi nhất. Mô hình VHDN của ông tập trung vào ba cấp độ khác nhau di chuyển từ cái nhìn thấy được tới cái hàm ý, ẩn chứa và vô hình.
Cấp độ đầu tiên là hiện vật hữu hình, những gì có thể nhìn thấy và cảm nhận khi bước vào một tổ chức mới (Schein, 2004). Đặc điểm quan trọng của cấp độ hiện vật này rất dễ quan sát nhưng khó diễn giải, bởi vì người quan sát có thể mô tả những gì họ thấy và cảm nhận nhưng họ không thể diễn đạt ý nghĩa của họ, trừ khi họ sống đủ lâu trong tổ chức để hiểu rõ hơn ý nghĩa của những hiện vật này. Tuy nhiên, nếu họ muốn hiểu rõ hơn lý do đằng sau những hiện vật, họ cần phải phân tích các giá trị, định mức và quy tắc của tổ chức ảnh hưởng đến hành vi của các thành viên.
Hình 2.1. Mô hình văn hoá doanh nghiệp theo Edgar H. Schein
Cấp độ thứ hai liên quan đến các giá trị, niềm tin, chiến lược, mục tiêu và quy tắc của tổ chức. Một khi các giá trị và niềm tin được chia sẻ, trở thành một ý thức hệ hay triết lý của tổ chức, làm cơ sở hướng các thành viên trong tổ chức có cách xử lý các vấn đề tốt hơn. Nếu những giá trị và niềm tin này hài hòa với các giả định cơ bản, chúng trở thành một triết lý hữu ích và mang tính xây dựng cho các thành viên nhóm.
Cấp độ thứ ba, nói về nền tảng cơ bản nhất của văn hóa tổ chức. Điều này liên quan đến các giả định nhận thức tiềm ẩn hoặc tiềm ẩn về hành vi Schein (2004). Các giả định cơ bản là các phần tử vô hình, không thể xác định được trong các tương tác hàng ngày giữa các thành viên của tổ chức. Những giả định này, định hình và chịu ảnh hưởng bởi các giá trị và niềm tin của lãnh đạo. Hình thành nên hệ thống phân cấp, kỷ luật và trật tự, được xem như những giả định cơ bản của tổ chức này.
Bằng phương pháp đánh giá tập trung vào ba cấp độ, mô hình VHDN của Edgar H. Schein (2004) cho rằng, VHDN có thể được nghiên cứu ở ba cấp độ: Các hiện vật, giá trị, niềm tin, và các giả định cơ bản.